OT/=SỢ HÃI LÀ GÌ ?
Sợ là gì? Trước hết, sợ bao giờ cũng khởi đầu từ ham muốn nào đó. Bạn muốn trở thành một người nổi tiếng nào đó, người nổi tiếng nhất trên thế giới - thì có nỗi sợ. Nếu bạn không làm được thì sao? - nỗi sợ sẽ tới. Nổi sợ là một sản phẩm phụ của ham muốn: bạn muốn trở thành người giàu nhất trên thế giới. Nếu bạn không thành công thì sao? Bạn bắt đầu run rẫy, nỗi sợ tới. Bạn làm chủ một người phụ nữ: bạn sợ rằng ngày mai bạn có thể không còn giữ được nữa, cô ấy có thể đi với người khác, cô ấy vẫn còn hấp dẫn, cô ấy có thể đi. Chỉ người chết mới không ra đi, cô ấy vẫn còn sống động. Bạn có thể làm chủ cái xác - vậy thì không có gì sợ, xác vẫn còn đấy. Bạn có thể làm chủ đồ đạc, và không có gì sợ. Nhưng khi bạn cố gắng làm chủ một người thì nỗi sợ tới. ai mà biết được? Hôm qua cô ấy chưa thuộc về bạn, hôm nay cô ấy là của bạn... Ai mà biết được - cô ấy sẽ vào tay người khác. Nỗi sợ nảy sinh. Nỗi sợ nảy sinh từ ham muốn chiếm hữu, nó là một phó sản. Bởi vì bạn muốn sở hữu, do đó mới sợ. Nếu bạn không muốn làm chủ thì không có gì sợ. Nếu bạn không có ham muốn rằng bạn sẽ thích được là cái này, hay cái nọ trong tương lai thì không có nỗi sợ. Nếu bạn không muốn lên thiên đường thì chẳng sợ: thế thì tu sĩ chẳng làm cho bạn sợ được. Nếu bạn không muốn đi bất kỳ đâu thế thì không ai có thể làm bạn sợ được.
Nếu bạn biết sống trong từng khoảnh khắc một, nỗi sợ biến mất. Sợ hãi có bởi vì ham muốn. Cho nên nói tóm tắt là "ham muốn tạo ra sợ hãi".
Bạn thử nghĩ xem. Mỗi khi có nỗi sợ, hãy đề ý xem nó từ đâu tới - ham muốn nào đang tạo ra nó - và hãy thấy cái vô ích của nó. Làm sao bạn có thể làm chủ một người phụ nữ hay một người đàn ông được? Đấy là một ý tưởng rất ngu đần, rất ngu xuẩn. Chỉ có đồ vật mới làm chủ được, không làm chủ con người được.
Con người là tự do. Cái đẹp của con người ở chỗ tự do. Con chim chỉ đẹp khi tung cánh trên bầu trời: bạn nhốt nó trong lồng - nó không còn là cùng con chim đó nữa. Bầu trời đâu rồi? Mặt trời đâu rồi? Gió đâu rồi, mây đâu rồi? Tự do vùng vẫy trên đôi cánh đâu rồi? - tất cả đã biến mất. Con chim trong lồng không giống con chim ngày xưa nữa.
Bạn yêu một cô gái bởi vì cô ấy tự do. Thế rồi bạn nhốt cô ấy lại: thế rồi bạn đến tòa án và cưới nhau và bạn làm một cái lồng son, gắn cả kim cương để nhốt cô ấy, nhưng cô ấy không còn như thuở trước nữa. Và bây giờ nỗi sợ tới. Bạn sợ, sợ bởi vì cô ấy có thể không thích cái lồng đó. Cô ấy có thể ao ước được tự do trở lại. Và tự do là giá trị cuối cùng, không thể loại bỏ được.
Con người hợp bởi tự do, tâm thức hợp bởi tự do. Cho nên không chóng thì chầy cô ấy sẽ cảm thấy chán ngán, chịu hết nổi. Cô ấy sẽ tìm người khác. Bạn sợ - sợ bởi vì bạn muốn chiếm hữu - nhưng tại sao bạn lại muốn chiếm hữu chứ? Đừng sở hữu thì không có gì sợ. Và khi không có gì để sợ, những năng lượng liên kết với nỗi sợ và bị nỗi sợ kìm chế, sẽ được thả tự do để dùng vào sự sáng tạo của bạn. Nó có thể trở thành một điệu vũ, một bài ca.
Sợ chết ư? Nhà huyền môn (Thiền gia) nói: bạn không thể chết được, bởi vì ngay từ đầu, bạn không hiện hữu. Làm sao bạn có thể chết được? Hãy nhìn vào bản thể mình, hãy đi sâu vào trong. Thấy chưa, chỉ hiện hữu cái trống rỗng, có ai ở đó để mà chết? - và bạn sẽ chẳng tìm thấy bản ngã ở đâu cả. Không thể chết được. Chính cái ý tưởng, đó là lí do tạo ta cái “ngã” - một thực thể trừu tượng được gọi là cái "tôi", là tác nhân hay người làm - tạo ra sự sợ chết. Khi không có bản ngã, không có cái chết. Bạn là sự im lặng tối thượng, bất tử, vĩnh cữu - không phải như bạn tưởng, mà là bầu trời thênh thang, không bị vẫn đục bởi bất kỳ về cái "tôi", về tự ngã nào cả - vô giới hạn, không xác định nổi. Thế thì không có gì mà sợ.
Nỗi sợ tới bởi vì những yếu tố khác. Phải nhìn thẳng vào những yếu tố này, và việc đối đầu với chúng sẽ thay đổi tất cả.
Cho nên xin đừng hỏi làm sao có thể chinh phục hay tiêu diệt nó. Nó không thể bị chinh phục, không thể bị tiêu diệt được đâu. Nó không thể bị tiêu diệt và không thể bị chinh phục được; nó chỉ cần được hiểu. Hãy để hiểu biết là luật duy nhất của bạn.
(“Sống Thiền”)
Nhận xét
Đăng nhận xét