TM/=KHÔNG CÓ PHÁP MÔN NÀO

( FB Trang Mai)

KHÔNG CÓ PHÁP MÔN NÀO

Câu hỏi:
Thưa thầy!
Thầy có thể giảng rộng rãi bài KHÔNG CÓ PHÁP MÔN NÀO trong Tương Ưng 4.
Nguyên văn như sau: Ngoài lòng tin ưa thích, ngoài kham nhẫn các pháp, thích thú hay biện luận, có thể xác chứng chánh trí không? Pháp môn ấy là gì?
Trong khi mắt thấy sắc nội tâm có tham, sân, si, hoặc không có tham, sân, si, biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm. Có phải những pháp này do lòng tin hiểu biết, hay suy tư phương pháp hay kham nhẫn, thích thú, biện luận mà hiểu biết. Có phải những pháp này thấy chúng với trí tuệ vị ấy được hiểu biết, thời có thể xác chứng với chánh trí rõ biết rằng: Sanh tận phạm hành, Việc nên làm đã làm, không lui trạng thái này.
Cám ơn thầy.

Trả lời:
Ý bài kinh này nói như sau:
Ngoài việc khi mắt thấy, tai nghe..., thân xúc, ý biết hoặc khi nội tâm có tham, sân, si, biết rõ "Nội tâm có tham, sân, si" hoặc nội tâm không có tham, sân, si biết rõ "nội tâm không có tham, sân, si", biết rõ chúng có mặt hay không có mặt, không thể có pháp môn nào do lòng tin, do ưa thích, do nghe (thuật lại), do suy tư về phương pháp, do chịu đựng, do thích thú biện luận có thể xác chứng chánh trí, biết rõ "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa". (Tức không thể giác ngộ giải thoát).
Từ "biết rõ" ở đây có nghĩa là thực chứng bằng chánh trí (tuệ tri, liễu tri), không phải tưởng tri hoặc thức tri biểu hiện qua lòng tin, ưa thích, suy tư phương pháp, chịu đựng, ham thích biện luận của lý trí vọng thức. "Biết rõ" là trực nhận sự thật không qua bất cứ luận giải nào.

Thầy Viên Minh
(www.trungtamhotong.org)
Ảnh Sưu tầm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐỌC SÁCH CỦA OSHO RẤT “NGUY HIỂM”?

SUY NGHĨ BAI GỒM CẢM XÚC, XÚC ĐỘNG, ..THUỘC NÃO

TM/=🍀CÔ ĐƠN LÀ ĐIỀU TUYỆT DIỆU…