SO SÁNH... Vui vẻ là trạng thái không so sánh Có lần tôi nghe nói một người tôn giáo, một thánh nhân, một thánh nhân rất nổi tiếng, dạy cho đệ tử của ông ấy: “Bao giờ cũng nhìn vào những người không có nhiều như các ông có, và các ông sẽ cảm thấy rất hạnh phúc. Nếu các ông có một ngôi nhà, bao giờ cũng nhìn vào những người không có nhà.” Một cách tự nhiên, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. “Nếu ông có một mắt, nhìn vào người bị mù... ông sẽ cảm thấy hạnh phúc.” Nhưng đây là kiểu hạnh phúc gì? Và đây là kiểu tôn giáo gì? Và một cách tự nhiên bạn không thể ném mặt kia hay cả đồng tiền đi được. Bạn có một mắt - khi bạn nhìn vào người mù bạn cảm thấy hạnh phúc. Nhưng khi bạn bắt gặp một người có hai mắt đẹp, thế thì bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ cảm thấy bất hạnh. Trong cái gọi là “hạnh phúc” của bạn bất hạnh được ngụ ý rồi. Không, qua so sánh không ai có thể đi tới vui vẻ được… Vui vẻ là trạng thái không so sánh. Đừng so sánh. Nếu bạn so sánh, so sánh của bạn sẽ tạo ra băn khoăn. Nhớ lấy: vui vẻ không là từ so sánh đâu - không bao giờ. Con người rất tinh ranh. Nhưng người này nói: - “Ta có nhiều vui, trong vô số điều mà trời làm ra, người là cao quí nhất - và ta có vận may là người. Đây là vui thứ nhất của ta.” Đây không phải là vui vẻ. Đây là hoan lạc tới từ cảm giác bản ngã, rằng “Ta là ai đó”. Và nhớ lấy, điều này không thể dẫn bạn tới hạnh phúc thực được, bởi vì sâu bên dưới có so sánh. Nếu bạn cảm thấy cao siêu, vào bất kì lúc nào bạn cũng có thể cảm thấy thấp kém. Đây không phải mấy là vui vẻ đâu. Nó chỉ như cái cù của bản ngã: bạn cảm thấy thoải mái, bạn cảm thấy cao siêu. Nhưng người cần cao siêu để cảm thấy thoải mái là người đang mang núi lửa bên trong mình. Người phải là cao siêu để cảm thấy hạnh phúc là đang chịu phức cảm kém cỏi sâu bên dưới. Chỉ người kém cỏi mới nghĩ dưới dạng tính cao siêu. Người thực, người đích thực không cao siêu không kém cỏi. Người đó đơn giản hiện hữu – duy nhất; không ai thấp hơn người đó và không ai cao hơn người đó. Toàn thể sự tồn tại là bình đẳng. Cây và đá và con vật và chim chóc, và đàn ông và đàn bà, và Thượng đế - tất cả đang chia sẻ toàn thể sự tồn tại trên các thuật ngữ bình đẳng. Khoảnh khắc bạn thấy tính bình đẳng mênh mông này, tính không hai này, bạn vui vẻ. Và thế thì vui vẻ của bạn không có nguyên nhân, nó là vô nguyên nhân. - “Những người được sinh ra, người không sống được một ngày hay một tháng, người chưa bao giờ ra khỏi bụng mẹ, nhưng ta đã sống tới chín mươi. Đây là vui của ta.” So sánh... ai đó được sinh ra và chết đi, ai đó còn trẻ và chết, và người này đang so sánh: “Ta chín mươi tuổi, ta đã sống cuộc sống của ta, cho nên cái gì có đó để mà khổ? Ta hạnh phúc, ta đã sống nhiều hơn người khác.” Nhưng nếu những người đó mà không chết, thì...? Nếu như ông ấy một mình trên thế gian, thế thì người này có hạnh phúc không? Nghĩ mà xem. Toàn thế giới biến mất, chỉ người này còn lại. Không con vật, không chim chóc, không đất đá - người đó không thể so sánh bản thân mình được, và người đó không thể tự gọi mình là “siêu nhân”. Không có người trẻ chết, không trẻ con chết - người đó không thể so sánh bản thân mình được, rằng người đó đã sống chin mươi tuổi. Nếu người đó bị bỏ lại một mình, người đó có hạnh phúc không? Mọi hạnh phúc của người đó sẽ biến mất bởi vì nó tới từ so sánh. Và Đạo nói: “Nếu ông một mình, tuyệt đối một mình, và hạnh phúc của ông vẫn còn là một, thế thì ông đã đạt tới - bằng không ông đã không đạt tới.” Sướng trong so sánh là sướng rởm. “Tôi có xe lớn và anh không có. Bởi vì anh không có, tôi sướng.” Đây là cái gì đó ngu xuẩn. Làm sao tôi có thể sướng vì anh không có xe? Việc anh không có xe liên quan gì tới sướng của tôi? “Tôi có nhà lớn và anh không có nhà lớn, cho nên tôi sướng.” Cái sướng này dường như quan tâm nhiều hơn tới việc làm cho người khác không sướng hơn là trong sung sướng với bản thân người ta. “Anh không có xe, anh không có nhà tốt - tôi sướng vì anh khổ.” Nhìn vào logic của nó đi, toán học này là đơn giản: “Tôi sướng khi người khác khổ, cho nên nếu mọi người khổ nhiều, tôi sẽ sướng nhiều hơn; nếu cả thế giới biến thành địa ngục, tôi sẽ tối sung sướng.” Đây là logic, và đây là điều con người đã từng làm. Ở Calcutta, tôi hay ở trong một ngôi nhà, ngôi nhà đẹp nhất ở Calcutta. Và người này thực sự đang trong tình yêu điên cuồng với ngôi nhà của mình. Đó là biệt thư đá cẩm thạch, thực sự đẹp, được xây dựng với sự tinh tế tế nhị, với sự tinh tế rất quí phái, và ở Calcutta mà có mười mẫu Anh vườn ngay giữa Calcutta là cái gì đó không thể được - thế mà ông ấy đã có nó. Ông ấy thực sự trong tình yêu sâu sắc với nó, và bất kì khi nào tôi ở cùng ông ấy, ông ấy đều đưa tôi tới bể bơi, ra vườn, ra bãi cỏ; ông ấy sẽ chỉ cho tôi cái này và cái nọ - cải tiến nào ông ấy đã làm từ lần trước tôi ở đó. Nhưng lần cuối cùng tôi tới ông ấy rất khổ. Tôi nói, “Có chuyện gì vậy? Ông đã không đưa tôi đi đâu cả. Ông đã không làm cái gì mới sao?” Ông ấy nói. “Mối quan tâm của tôi mất rồi. Thầy không thể thấy rằng bên cạnh đấy, ông hàng xóm nhà tôi đã làm ngôi nhà tốt hơn đó sao? Và chừng nào tôi chưa thể làm ngôi nhà lớn hơn ngôi nhà này, tôi sẽ vẫn còn bất hạnh.” Bây giờ người này đã có cùng ngôi nhà đó, nhưng sướng của người đó đã biến mất. “Sướng của ông có liên quan gì tới hàng xóm của ông? Nếu ông ta đã làm ngôi nhà lớn hơn, làm sao điều này làm ông băn khoăn? Và nhà của ông vẫn còn như cũ! Và ông không còn sướng nữa. Thế thì chắc chắn” tôi bảo ông ấy, “thế thì một điều là chắc chắn, rằng không phải vì nhà của ông mà ông sướng đâu. Ông sướng vì nhà tồi tàn của hàng xóm đấy chứ.” Quan sát đi. Bao giờ cũng quan sát. Đây là bạo hành việc sướng khi ai đó khổ. Đây là cách mọi người bắt đầu đi vào chiều hướng sai - trở thành kẻ áp bức, trở thành kẻ bóc lột, trở thành nguy hiểm. Họ là tai ương trên thế gian. Nhưng toàn thể logic của họ là như nhau. So sánh. -Osho-

SO SÁNH...

Vui vẻ là trạng thái không so sánh

Có lần tôi nghe nói một người tôn giáo, một thánh nhân, một thánh nhân rất nổi tiếng, dạy cho đệ tử của ông ấy: “Bao giờ cũng nhìn vào những người không có nhiều như các ông có, và các ông sẽ cảm thấy rất hạnh phúc. Nếu các ông có một ngôi nhà, bao giờ cũng nhìn vào những người không có nhà.” Một cách tự nhiên, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. “Nếu ông có một mắt, nhìn vào người bị mù... ông sẽ cảm thấy hạnh phúc.” Nhưng đây là kiểu hạnh phúc gì? Và đây là kiểu tôn giáo gì? Và một cách tự nhiên bạn không thể ném mặt kia hay cả đồng tiền đi được. Bạn có một mắt - khi bạn nhìn vào người mù bạn cảm thấy hạnh phúc. Nhưng khi bạn bắt gặp một người có hai mắt đẹp, thế thì bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ cảm thấy bất hạnh.

Trong cái gọi là “hạnh phúc” của bạn bất hạnh được ngụ ý rồi. Không, qua so sánh không ai có thể đi tới vui vẻ được… Vui vẻ là trạng thái không so sánh. Đừng so sánh.

Nếu bạn so sánh, so sánh của bạn sẽ tạo ra băn khoăn. Nhớ lấy: vui vẻ không là từ so sánh đâu - không bao giờ. Con người rất tinh ranh. Nhưng người này nói:

- “Ta có nhiều vui, trong vô số điều mà trời làm ra, người là cao quí nhất - và ta có vận may là người. Đây là vui thứ nhất của ta.”

Đây không phải là vui vẻ. Đây là hoan lạc tới từ cảm giác bản ngã, rằng “Ta là ai đó”. Và nhớ lấy, điều này không thể dẫn bạn tới hạnh phúc thực được, bởi vì sâu bên dưới có so sánh. Nếu bạn cảm thấy cao siêu, vào bất kì lúc nào bạn cũng có thể cảm thấy thấp kém.

Đây không phải mấy là vui vẻ đâu. Nó chỉ như cái cù của bản ngã: bạn cảm thấy thoải mái, bạn cảm thấy cao siêu. Nhưng người cần cao siêu để cảm thấy thoải mái là người đang mang núi lửa bên trong mình. Người phải là cao siêu để cảm thấy hạnh phúc là đang chịu phức cảm kém cỏi sâu bên dưới. Chỉ người kém cỏi mới nghĩ dưới dạng tính cao siêu. Người thực, người đích thực không cao siêu không kém cỏi. Người đó đơn giản hiện hữu – duy nhất; không ai thấp hơn người đó và không ai cao hơn người đó.

Toàn thể sự tồn tại là bình đẳng. Cây và đá và con vật và chim chóc, và đàn ông và đàn bà, và Thượng đế - tất cả đang chia sẻ toàn thể sự tồn tại trên các thuật ngữ bình đẳng. Khoảnh khắc bạn thấy tính bình đẳng mênh mông này, tính không hai này, bạn vui vẻ. Và thế thì vui vẻ của bạn không có nguyên nhân, nó là vô nguyên nhân.

- “Những người được sinh ra, người không sống được một ngày hay một tháng, người chưa bao giờ ra khỏi bụng mẹ, nhưng ta đã sống tới chín mươi. Đây là vui của ta.”

So sánh... ai đó được sinh ra và chết đi, ai đó còn trẻ và chết, và người này đang so sánh: “Ta chín mươi tuổi, ta đã sống cuộc sống của ta, cho nên cái gì có đó để mà khổ? Ta hạnh phúc, ta đã sống nhiều hơn người khác.” 

Nhưng nếu những người đó mà không chết, thì...? Nếu như ông ấy một mình trên thế gian, thế thì người này có hạnh phúc không? Nghĩ mà xem. Toàn thế giới biến mất, chỉ người này còn lại. Không con vật, không chim chóc, không đất đá - người đó không thể so sánh bản thân mình được, và người đó không thể tự gọi mình là “siêu nhân”. Không có người trẻ chết, không trẻ con chết - người đó không thể so sánh bản thân mình được, rằng người đó đã sống chin mươi tuổi. Nếu người đó bị bỏ lại một mình, người đó có hạnh phúc không? Mọi hạnh phúc của người đó sẽ biến mất bởi vì nó tới từ so sánh.

Và Đạo nói: “Nếu ông một mình, tuyệt đối một mình, và hạnh phúc của ông vẫn còn là một, thế thì ông đã đạt tới - bằng không ông đã không đạt tới.” Sướng trong so sánh là sướng rởm. “Tôi có xe lớn và anh không có. Bởi vì anh không có, tôi sướng.” Đây là cái gì đó ngu xuẩn. Làm sao tôi có thể sướng vì anh không có xe? Việc anh không có xe liên quan gì tới sướng của tôi? “Tôi có nhà lớn và anh không có nhà lớn, cho nên tôi sướng.” Cái sướng này dường như quan tâm nhiều hơn tới việc làm cho người khác không sướng hơn là trong sung sướng với bản thân người ta. “Anh không có xe, anh không có nhà tốt - tôi sướng vì anh khổ.” Nhìn vào logic của nó đi, toán học này là đơn giản: “Tôi sướng khi người khác khổ, cho nên nếu mọi người khổ nhiều, tôi sẽ sướng nhiều hơn; nếu cả thế giới biến thành địa ngục, tôi sẽ tối sung sướng.” Đây là logic, và đây là điều con người đã từng làm.

Ở Calcutta, tôi hay ở trong một ngôi nhà, ngôi nhà đẹp nhất ở Calcutta. Và người này thực sự đang trong tình yêu điên cuồng với ngôi nhà của mình. Đó là biệt thư đá cẩm thạch, thực sự đẹp, được xây dựng với sự tinh tế tế nhị, với sự tinh tế rất quí phái, và ở Calcutta mà có mười mẫu Anh vườn ngay giữa Calcutta là cái gì đó không thể được - thế mà ông ấy đã có nó. Ông ấy thực sự trong tình yêu sâu sắc với nó, và bất kì khi nào tôi ở cùng ông ấy, ông ấy đều đưa tôi tới bể bơi, ra vườn, ra bãi cỏ; ông ấy sẽ chỉ cho tôi cái này và cái nọ - cải tiến nào ông ấy đã làm từ lần trước tôi ở đó. Nhưng lần cuối cùng tôi tới ông ấy rất khổ. Tôi nói, “Có chuyện gì vậy? Ông đã không đưa tôi đi đâu cả. Ông đã không làm cái gì mới sao?” Ông ấy nói. “Mối quan tâm của tôi mất rồi. Thầy không thể thấy rằng bên cạnh đấy, ông hàng xóm nhà tôi đã làm ngôi nhà tốt hơn đó sao? Và chừng nào tôi chưa thể làm ngôi nhà lớn hơn ngôi nhà này, tôi sẽ vẫn còn bất hạnh.”

Bây giờ người này đã có cùng ngôi nhà đó, nhưng sướng của người đó đã biến mất. “Sướng của ông có liên quan gì tới hàng xóm của ông? Nếu ông ta đã làm ngôi nhà lớn hơn, làm sao điều này làm ông băn khoăn? Và nhà của ông vẫn còn như cũ! Và ông không còn sướng nữa. Thế thì chắc chắn” tôi bảo ông ấy, “thế thì một điều là chắc chắn, rằng không phải vì nhà của ông mà ông sướng đâu. Ông sướng vì nhà tồi tàn của hàng xóm đấy chứ.”

Quan sát đi. Bao giờ cũng quan sát. Đây là bạo hành việc sướng khi ai đó khổ. Đây là cách mọi người bắt đầu đi vào chiều hướng sai - trở thành kẻ áp bức, trở thành kẻ bóc lột, trở thành nguy hiểm. Họ là tai ương trên thế gian. Nhưng toàn thể logic của họ là như nhau. So sánh.

-Osho-

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐỌC SÁCH CỦA OSHO RẤT “NGUY HIỂM”?

SUY NGHĨ BAI GỒM CẢM XÚC, XÚC ĐỘNG, ..THUỘC NÃO

TM/=🍀CÔ ĐƠN LÀ ĐIỀU TUYỆT DIỆU…