CHỖ GIỮA KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỂM CỐ ĐỊNH BÊN NGOÀI, NÓ LÀ Ở BÊN TRONG BẠN (2) - Tiếp theo và hết.
Cho nên khi tôi (Osho-diễn giả)nói hay Lão Tử nói, "Quân bình," thì chúng tôi không nói làm việc quân bình thành một hiện tượng tĩnh tại trong cuộc sống của bạn. Nó không thể tĩnh tại được, bạn sẽ phải liên tục duy trì nó, chuyển sang trái và phải. Trong sự chuyển động đó đôi khi bạn sẽ đi qua điểm bên trong nhất của bản thể của mình và bỗng nhiên bạn sẽ ở chỗ giữa. Và bỗng nhiên bạn sẽ thấy sự khép lại - không phải bùng nổ ra. Sự khép lại. Cái gì đó bên trong khép lại; bỗng nhiên bạn không còn như cũ nữa. Bất kì khi nào bạn đi qua vị trí của chỗ giữa bên trong, bạn không còn như cũ nữa - bạn trở nên sống động mãnh liệt, bạn trở nên hồn nhiên mãnh liệt, bạn trở nên thuần khiết và thánh thiện mãnh liệt. Trong khoảnh khắc đó không có bóng tối cho bạn, không tội lỗi, không mặc cảm. Bạn là điều thiêng liêng, bạn là Thượng đế bất kì khi nào bạn có thể tìm ra quân bình đó. Nhưng bạn không thể nào tìm ra nó được một lần cho tất cả - không. Cuộc sống bao giờ cũng là cân bằng thường xuyên, sự liên tục, thể liên tục. Bạn không thể nào làm nó thành món hàng mà bạn mua một lần và bây giờ nó bao giờ cũng có đó trong nhà bạn. Không. Nếu bạn không nhận biết, bạn sẽ bỏ lỡ nó lặp đi lặp lại.
Đây là phần thứ nhất của câu hỏi của bạn: chỗ giữa không phải là điểm cố định bên ngoài. Bạn có thể đạt tới nó từ hoặc điểm đặc biệt, hoặc cố gắng thu được quân bình từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia giữa các cái đối lập - ghét trong yêu, giận dữ trong từ bi.
Giữ quân bình giữa các cái đối lập. Dần dần bạn sẽ đi tới cảm nhận sự thành thạo về nó. Tại đâu đó giữa ghét và yêu nó xảy ra. Tôi nói "đâu đó" - cái điểm không thể hình dung ra; nó là hiện tượng sống động đến mức bạn không thể chỉ rõ nó ra được. Nó cũng giống như con bướm bay trong vườn - nếu bạn bắt bướm và ghim nó xuống thì nó chết. Bạn có thể ghim nó xuống nhưng nó không còn là bướm nữa, cuộc sống đã từ bỏ nó.
Giống như con bướm là quân bình bên trong, bạn không thể ghim nó xuống được. Đó là lí do tại sao điều đó không thể định nghĩa nổi, khó nắm bắt. Lão Tử nói: Đạo có thể được nói ra thì không còn là Đạo nữa. Chân lí mà có thể được thốt ra thì đã trở thành phi chân lí. Kinh sách Ấn Độ nói "Cái đó" không thể được biết bởi kinh sách (nayam atma pravachanen labhya). Bạn không thể hiểu được "Cái đó" bằng bất kì trao đổi lời nào. "Cái đó" là khó nắm bắt bởi vì nó sống động thế. Vào lúc bạn đạt tới nó thì con bướm đã mất rồi. Cứ tới mà xem. Đi vào vườn. Bạn tới gần nữa và con bướm sắp bay đi. Khi bạn tới gần tại điểm bắt nó thì nó đã rời bỏ đoá hoa, nó đã trên cây khác rồi. Bạn không thể ghim nó được. Nếu bạn có thể làm được điều đó, nó chết.
(Từ: “Vi-vô vi” - Osho)
Nhận xét
Đăng nhận xét