NHỊP ĐIỆU CUỘC SỐNG (5) - Tiếp theo...

Jesus đã giận dữ. Người Ki tô giáo đã không thể nào giải được câu đố đó mãi cho tới giờ bởi vì họ nghĩ, "Làm sao Jesus có thể giận dữ được?" Ông ấy phải luôn luôn mỉm cười như một chính khách. Làm sao ông ấy có thể giận dữ được? Ông ấy đã giận dữ; ông ấy đã giận cựcđộ. Ông ấy đi vào đền thờ ở Jerusalem và ông ấy giận dữ thế, ông ấy tấn công, tấn công về mặt vật lí vào những người đổi tiền. Ông ấy phải đã thực sự cực kì giận dữ bởi vì ông ấy có một mình và ông ấy phá rối nhiều kẻ đổi tiền. Và ông ấy tống họ ra, cả bàn ghế và tất cả mọi thứ, ông ấy săn đuổi họ ra khỏi ngôi đền, một mình. Khi một người thực sự giận dữ thì người đó có sức mạnh của cả trăm người.
Bạn cũng có thể đã cảm thấy điều đó. Khi bạn giận dữ, bạn có thể ném một tảng đá lớn một cách dễ dàng, khi bạn không giận bạn không thể nào thậm chí lay chuyển được nó. Giận dữ là năng lượng, năng lượng tập trung. Giận dữ là sự tập trung sâu sắc của hiện hữu: một điểm, toàn bộ sự tồn tại bị quên mất, mọi năng lượng thu hẹp một điểm.
Jesus phải đã thật đẹp vào khoảnh khắc đó. Người Ki tô giáo che giấu sự kiện này, họ cố gắng né tránh câu chuyện này. Jesus, mà giận dữ sao? - người nói rằng nếu ai đó tát vào má này của bạn thì chìa nốt má kia ra cho tát, mà giận dữ sao? Con người này mà giận dữ sao? Điều đó có vẻ mâu thuẫn. Con người nói nếu ai đó giật lấy chiếc áo khoác của bạn thì cho luôn cả chiếc áo sơ mi của bạn nữa - con người này mà giận dữ sao? Điều đó không hợp.
Nhưng tôi (Osho)nói với bạn rằng chỉ duy nhất con người này mới có thể giận dữ được bởi vì giận dữ của ông ấy sẽ là một phần của từ bi; chỉ con người này mới có thể thực sự giận dữ được bởi vì ông ấy biết từ bi là gì. Ông ấy đã biết cực này, ông ấy cũng biết cả cực kia nữa và ông ấy có thể di chuyển, ông ấy sống động, ông ấy không chết. Ông ấy không phải là một vật cố định, ông ấy không phải là một vật; ông ấy là chuyển động sống - sống động, rộn ràng - ông ấy có thể chuyển sang cực khác. Và ông ấy ném những kẻ đổi tiền ra khỏi đền bởi từ bi. Ông ấy giận dữ bởi vì từ bi. Ông ấy từ bi thế, và đôi khi tôi cảm thấy rằng từ bi của ông ấy còn sâu sắc hơn từ bi của Mahavira và Phật bởi vì nó chân thực và sống động thế.
Mahavira và Phật trông giống nhiều với tranh ảnh - cố định. Có thể đấy là bởi vì các mô tả của đệ tử của các ông ấy, có thể chuyện thật đã không được ghi lại, bởi vì ở Ấn Độ quan niệm rằng một người chứng ngộ không thể nào giận dữ được là rất cổ. Nó không như vậy ở Jerusalem. Thượng đế của người Do Thái cũng có thể giận dữ cho nên không có sợ hãi về người chứng ngộ giận dữ. Không sợ hãi. Ngay cả Thượng đế của người Do Thái cũng có thể giận dữ. Ông ấy hành xử theo cách rất con người. Thượng đế của người Do Thái hành xử theo cách con người, nhưng những người Jaina giáo và Phật giáo thì bao giờ cũng được mọi người trông đợi hành xử như một Thượng đế chết. Có thể đó là lí do tại sao các đệ tử thêm bớt các kiếp sống của Phật và Mahavira. Họ đã chọn vài phần này và bỏ đi những phần khác. Điều đó dường như là như vậy; có cơ sở cho người ta nói như vậy.

(Từ: “Vi-vô vi” - Osho) - Còn tiếp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐỌC SÁCH CỦA OSHO RẤT “NGUY HIỂM”?

SUY NGHĨ BAI GỒM CẢM XÚC, XÚC ĐỘNG, ..THUỘC NÃO

TM/=🍀CÔ ĐƠN LÀ ĐIỀU TUYỆT DIỆU…