NQ

– Đạo rất đơn giản. Vấn đề là bạn có chấp nhận cái đơn giản này hay không mà thôi,..

Thấy chỉ biết thấy, nghe chỉ biết nghe, ngửi chỉ biết ngửi, nếm chỉ biết nếm, xúc chạm chỉ biết xúc chạm, nghĩ chỉ biết nghĩ. Chỉ vậy thôi...
Pháp vẫn luôn như nó Đang Là mà thôi!...Có làm gì , hay chỉnh đổi gì , Pháp nó muôn đời nó vẫn vậy …Chỉ do ta khi tiếp xúc nó , do chấp dính hai bên mà tạo ra VỌNG TƯỞNG thôi …

– Tâm ấy là gì? Đó là chân tính của chúng sinh vốn có trước khi cha mẹ ta ra đời, do đó, có trước khi chúng ta sinh ra, và luôn luôn hiện diện, không hề thay đổi, không hề mất đi. Nên mới gọi đó là “bản lai diện mục”

Bộ mặt vốn có xưa nay. Tâm ấy vốn thanh tịnh (trong sạch). Khi chúng ta ra đời thì không phải nó mới nẩy sinh và khi chúng ta chết đi, nó cũng chẳng hề hoại diệt. Nó chẳng phân biệt nam hay nữ và chẳng nhiễm thiện hay ác. Không thể so sánh nó với bất cứ cái gì, bởi đó là Phật tính.chơn như, thực tính ..v.v. Tuy nhiên, từ tự tính (tính vốn có tự nhiên) này phát sinh vô vàn ý tưởng như sóng nổi trên biển hoặc như ảnh chiếu trong gương.

– Khi định mà tâm không trụ, khi động mà tâm không loạn, tùy duyên mà ứng dụng nhưng vẫn rỗng lặng trong sáng, tự tại hồn nhiên đó mới thực là Đại định…

– Tâm chính là Sự Sống trước khi nó được biểu hiện thành hình tướng, và Tâm kinh nghiệm thế giới qua “đôi mắt” của bạn vì bạn chính là Tâm…Khi bạn nhận thức rằng mình chính là cái Tâm đó, thì bạn sẽ nhận ra mình trong tất cả…

–  Chân lý là Sự Thực Nội Tâm của chính mình, nên không ai dạy ai được, nên không ai là Thầy của ai cả ..

–  Bản chất của chiếc lá tự nó là yên, không động đậy, không phiền hà gì tới ai. Khi nó chuyển động là do có điều gì đó tiếp xúc với nó. Khi gió chạm vào, chiếc lá phe phẫy.
Bản chất của tâm cũng thế. Không thương, không ghét, không trách móc ai. Nó ở yên như thế -trong điều kiện thật thuần khiết, rõ ràng và trong sạch. Nó ở yên, không vui, không buồn, không có bất cứ cảm thọ nào. Đó là trạng thái chân thật của tâm..

–  Tu không phải là "tìm cầu" để được an lạc, cũng không phải "làm sao" cho đúng theo một khuôn mẫu đạo đức định sẵn nào mà là thấy ra sự thật của Pháp ... Giác ngộ là thấy ra Sự Thật chứ không phải để đạt được điều gì....

–  Đừng vướng mắc vào bất cứ ngôn từ nào. Bạn có quyền thay thế chữ “Phật” bằng những từ ngữ: an nhiên tự tại, hay Chúa, Vũ Trụ,… nếu những danh từ này có ý nghĩa hơn đối với bạn. Phật Tánh hay “tự tánh”, nói theo danh từ Phật giáo, chính là bản Tánh vốn đã có sẵn ở trong bạn. Sự khác nhau giữa Đức Phật hay Chúa Jesus và sự hiện hữu là ở chỗ, Đức Phật, hay Chúa là tượng trưng cho tính siêu phàm sẵn có ở trong bạn, bất kể bạn có ý thức về điều này hay không, trong khi sự hiện diện có nghĩa là sự tỉnh thức thiêng liêng hay tinh chất của vị chúa tể  ở trong bạn...

–  Đừng cố gắng trở thành cái gì. Đừng nhẩy vào bất cứ chuyện gì. Cũng đừng là một thiền sinh. Đừng mong giác ngộ. Lúc ngồi thì hãy ngồi. Khi đi thì hãy đi. Chẳng nắm giữ gì mà cũng không chống đối gì cả... Hãy để mọi sự tự nhiên…là thấy Đạo …
–  Đừng cố gắng đạt được hay trụ vào một tâm lý tưởng nào, vì tâm quá khứ, tương lai, hiện tại gì cũng không thể nào đắc được …Chính Tâm không trụ là trụ chỗ không trụ vậy …
 
–  Ngõ vào Đạo chính là trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại để nhận ra bản lai diện mục Sự Thật của Pháp... Đó chính là cốt lõi của Đạo ...

–  Người Giác Ngộ vẫn ứng ra vạn Pháp, khi xong rồi lại trở về không. Còn người mê, chỉ biết chạy theo hiện tượng bên ngoài, thì bị cuốn vào luân hồi sinh tử, hoặc chỉ biết an trú trong không thì lại rơi vào "Trầm không trệ tịch". Người Giác Ngộ thấy không mà không trụ vào tánh không, thấy hữu cũng không bị dính mắc trong tướng hữu. Đối với hữu thì thong dong, đối với không thì tự tại…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐỌC SÁCH CỦA OSHO RẤT “NGUY HIỂM”?

SUY NGHĨ BAI GỒM CẢM XÚC, XÚC ĐỘNG, ..THUỘC NÃO

TM/=🍀CÔ ĐƠN LÀ ĐIỀU TUYỆT DIỆU…