ĐẠO - CHỈ LÀ VẤN ĐỀ NHẬN RA… KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ VỀ BIẾT HAY KHÔNG BIẾT

- Nam Tuyền nói: "Đạo không phải là vấn đề biết, nó không phải là vấn đề biết, cũng không là vấn đề không biết. Nhưng đừng hiểu lầm ta, biết là cách nghĩ ảo tưởng,…”
“Biết là cách nghĩ ảo tưởng,…” Nếu ai đó nói, "Tôi đã biết Đạo, tôi đã biết chân lí, tôi đã biết Thượng đế, tôi đã biết Pháp," biết hoàn toàn rõ rằng người đó đã sống trong ảo tưởng, vì việc biết chính là người biết (chủ thể) và không bao giờ có thể trở thành cái được biết (đối thể).
- Biết là cách nghĩ ảo tưởng, và không biết là vấn đề không nhạy cảm.
Những người nghĩ "Chúng tôi không biết," đơn giản là không nhạy cảm, còn những người nghĩ "Chúng tôi biết," chỉ là người bản ngã. Bạn phải bỏ cả hai - bạn phải bỏ ý tưởng bản ngã của bạn về việc biết và bạn phải bỏ sự không nhạy cảm của bạn. Bạn phải trở nên nhạy cảm hơn và vô ngã hơn. Và thế thì siêu việt xảy ra. Thế thì cuộc sống trở thành đơn giản không phức tạp, nhưng huyền bí vô cùng.
- "Nếu người ta có thể nhận ra Đạo một cách không sai lầm…"
Nhớ lấy, Nam Tuyền nói, "Nếu người ta có thể nhận ra...." Nó không phải là vấn đề về biết hay không biết mà là vấn đề về nhận ra rằng "Mình là nó!" Nó là việc nhận ra. Nếu người ta có thể nhận ra....
- "Nếu người ta có thể nhận ra Đạo một cách không sai lầm…"
Nếu bạn có bất kì nghi ngờ gì, nếu có vẩn vơ nào đó, nếu bạn vẫn hoài nghi liệu điều này có là vậy hay không, điều đó đơn giản nghĩa là bạn vẫn trong thế giới của nhị nguyên. Khi người ta siêu việt lên trên hai mặt, không hoài nghi nào còn lại. Hoài nghi là cái bóng của nhị nguyên. Cho nên khi người ta nhận ra bản tính của mình nó là không thể hoài nghi được, nó là không thể sai lầm được thế. Không có vấn đề liệu nó là đúng hay sai: nó là hiển nhiên.
- "Nếu người ta có thể nhận ra Đạo một cách không sai lầm, tâm trí người đó sẽ giống như không gian lớn…"
Như bầu trời, không bị giới hạn, mở về mọi phía, vô hạn. Nó sẽ bao la, không đo được. Nó sẽ hư không - nó sẽ tuyệt đối trống rỗng mọi nội dung. Nó sẽ chỉ là gương phản chiếu không cái gì, chỉ là cái hồ im lặng, tuyệt đối im lặng và tuyệt đối trong trẻo. Trong rõ ràng đó là phật tính, trong rõ ràng đó là thức tỉnh. Rõ ràng đó là thức tỉnh.
- "Thế thì làm sao người ta có thể nhìn điều này như là đúng và điều kia là sai?"
Không cái gì còn lại, không có vấn đề cái này và cái kia, cho nên người ta không thể có hoài nghi nào. Nó là không thể sai lầm được thế. Chỉ có hư không, sáng tỏ bao la và bầu trời vô hạn. Và tất cả đều im lặng: mọi nhị nguyên mất đi, người biết mất đi, cái được biết mất đi, người thấy mất đi, cái được thấy mất đi, người quan sát mất đi, cái được quan sát mất đi, đối thể, chủ thể... tất cả đều mất đi. Chỉ có sáng tỏ thuần khiết, việc chứng kiến im lặng. Trong điều này không có nội dung cho nên bạn không thể sai lầm rằng cái này là đúng hay cái kia là đúng. Không cái gì còn lại, không có nội dung. Do đó nó là không thể sai lầm thế, nó là không thể hoài nghi thế, nó là hiển nhiên thế.
(Từ: “Thiền truyền trao đặc biệt” - Osho)
Nguồn:   FB.  OANH TRAN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐỌC SÁCH CỦA OSHO RẤT “NGUY HIỂM”?

SUY NGHĨ BAI GỒM CẢM XÚC, XÚC ĐỘNG, ..THUỘC NÃO

TM/=🍀CÔ ĐƠN LÀ ĐIỀU TUYỆT DIỆU…