- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
CON KÍNH CHÀO THẦY Ạ, CON XIN PHÉP TRÌNH BÀY HIỂU BIẾT của mình VỀ CƠ CHẾ vận hành YÊU GHÉT bên trong con người ta - NHỜ THẦY XEM XÉT có đúng ko ạ?
Thực tại hiện sinh vận hành qua các lưỡng cực đối ngẫu, chúng là phần bù của nhau chứ không hề đối lập nhau. Đó là sự hài hoà của tự nhiên.
Yêu-ghét là cùng nhau có nghĩa là cái này hiện diện thì cái kia vắng mặt; nếu không có cái này thì cũng không có cái kia. Đó là nghĩa cùng nhau trong tính toàn bộ của tự nhiên và sự siêu việt (là cả hai và không là cả hai).
Khi yêu đi đến cực đỉnh của yêu thế thì nó sẽ chuyển sang ghét và ngược lại (yêu-ghét, yêu-ghét,...). Tựa như quả lắc của đồng hồ liên tục di chuyển qua lại (phải-trái, phải-trái,...). Khi quả lắc đi sang phải cũng là trạng thái nó thu lấy động năng, khi đến cực đỉnh nó sử dụng lực này để chuyển hướng về phía đối ngẫu của nó là sang trái và vận hành ngược lại cũng tương tự... cứ thế liên tục luân chuyển.
Nếu hiểu được điều này, thế thì hãy cởi mở, tiếp nhận và sống cùng bất kì trạng thái nào của yêu hoặc ghét một cách toàn bộ. Có nghĩa là khi yêu thì là việc yêu, khi ghét là việc ghét... sống với thái độ buông thư, thanh thản, chấp nhận... thế thì trạng thái thứ ba hiện hữu một cách tự phát -sự siêu việt: bạn là cả hai và không là cả hai. Bằng không, nếu bạn càng yêu thì khi chuyển cực bạn sẽ phải càng ghét - đó là Luật hiệu quả ngược của sự tồn tại.
Bài đăng phổ biến từ blog này
ĐỌC SÁCH CỦA OSHO RẤT “NGUY HIỂM”?
ĐỌC SÁCH CỦA OSHO RẤT “NGUY HIỂM”? Một trong những câu hỏi mà nhân loại (con người) luôn trăn trở, khao khát sáng tỏ: Tôi (thực sự) là ai? Bản chất của cuộc sống là gì? Ý nghĩa là gì? Tôi cũng đã từng đọc vầ nghiên cứu rất nhiều tài liệu, sách về khoa học, triết học, tâm linh, tôn giáo như vật lý lượng tử, vũ trụ,… triết học, tâm linh, tôn giáo để tìm câu trả lời đó, nhưng tất cả đều chỉ tạo ra cái gì đó mơ hồ, hoặc vẫn loay hoay trong “giới hạn” của trí năng con người cho đến khi đọc sách của OSHO. Tôi cũng đồng ý với nhiều người khi chia sẻ rằng: “sau khi đọc sách OSHO xong, không đọc được sách khác”. Sách Osho có gì đặc biệt đến vậy? Tại sao mọi người lại thích đọc nó? Quả thực sách Osho rất hấp dẫn. Lời đẹp như câu đối – các ý, từ, câu rõ ràng, đối nhau chan chát – đọc rất thích. Ý của OSHO trùng trùng điệp điệp, như các lớp sóng, rất phong phú, mỗi lần đọc lại phát hiện ra điều mới. Sách OSHO hấp dẫn nhưng tại sao lại nguy hiểm? Điều này trên mạng có bài cảnh báo “Cẩn thận khi x
●□■♤■□●■ ##MỆT MỎI - thu thập đà yêu ghét/ phải - trái**/ Yêu không thể tồn tại mà không có ghét. Bạn yêu người này và bạn ghét cũng người đó, nhưng tâm trí chỉ có thể thấy một. Khi tâm trí thấy yêu, nó dừng thấy ghét; khi ghét tới, khi tâm trí bám vào ghét, nó dừng thấy yêu. Và nếu bạn muốn vượt ra ngoài tâm trí, bạn phải thấy đồng thời cả hai - cả hai cực đoan, cả hai cái đối lập. Điều đó cũng giống hệt như con lắc đồng hồ. Con lắc đi sang phải; tất cả những điều thấy được là ở chỗ con lắc đang đi sang phải. Nhưng có một cái gì đó bên trong không thấy được, và đó là cái mà trong khi con lắc đang chuyển sang phải thì nó thu được đà để đi sang trái. Điều đó không thật là trực quan, nhưng bạn sẽ thấy ngay thôi. Một khi đạt tới cực điểm con lắc bắt đầu đi sang cực đối lập, nó đi sang trái. Và nó đi sang trái tới cùng mức độ như nó đã đi sang phải. Trong khi di chuyển sang trái, lần nữa bạn có thể bị lừa. Bạn sẽ thấy nó đang di chuyển sang trái, nhưng sâu bên trong nó đang thu thập năng lượng để đi sang phải. Trong khi bạn yêu, bạn thu thập năng lượng để ghét; trong khi bạn ghét, bạn đang thu thập năng lượng để yêu. Trong khi bạn sống bạn đang thu thập năng lượng để chết, và khi bạn chết bạn sẽ thu thập năng lượng để được tái sinh.
Nhị nguyên và bất nhị Coi chuyển động là tĩnh tại và tĩnh tại trong chuyển động, và cả hai trạng thái của chuyển động và trạng thái của nghỉ ngơi đều biến mất. Đây là một trong những điều bản chất nhất. Bạn hãy cố gắng hiểu thật sâu sắc nhất. Tâm trí có thể thấy chỉ một cực, còn thực tại lại là hai cực, hai cực đối lập nhau. Tâm trí có thể thấy một cực đoan; trong cực đoan này thì cực đoan kia bị che kín, nhưng tâm trí không thể hiểu thấu được nó. Và chừng nào mà bạn còn chưa thấy cả hai cái đối lập cùng nhau, bạn sẽ không bao giờ có khả năng thấy điều đang hiện hữu, và bất kì cái gì bạn thấy cũng sẽ sai, bởi vì nó sẽ là một nửa. Bạn hãy nhớ, chân lí chỉ có thể là cái toàn thể. Nếu nó là một nửa thì nó thậm chí lại còn nguy hiểm hơn là nói dối, bởi vì một nửa chân lí mang ý nghĩa của việc đúng và nó lại không đúng. Bạn bị nó lừa dối. Biết chân lí là biết cái toàn thể trong mọi thứ. Chẳng hạn, bạn thấy chuyển động, cái gì đó đang chuyển động - nhưng liệu chuyển động có thể có không nếu
VÔ NIỆM/ NHẤT NIỆM THANN TỊNH/ TÁNH BIẾT RỖNG LẶNG TRONG SÁNG
🌿🌿NHỮNG BÀI PHÁP NGẮN HAY☘☘ BÀI 1: NIẾT BÀN ☘🌻"...Tu là trải nghiệm sự sống để chiêm nghiệm, thể nghiệm, học hỏi mọi nhân duyên nghiệp báo đến đi, để thấy ra sự vận hành của ngã và pháp, của nhân quả duyên báo...thì không những con có thể khám phá ra sự thật để giác ngộ mà còn giải thoát ra khỏi những ảo tưởng mà chính con đã tự mình trói buộc. Hãy sống trọn vẹn với chính mình và thận trọng chú tâm quan sát thực tại đang là đừng cố phải là, hay mong sẽ là mà chuốc thêm khổ đau thất vọng. - Đạo ở khắp mọi nơi, ai ít bụi trong mắt đều có thể thấy như nhau.. thiền là tâm rỗng lặng trong sáng thấy biết mọi sự mọi vật (thân-tâm-cảnh) một cách tự nhiên, chứ không cần cố gằng đề đạt được điều gì cả... ...Niết-bàn không phải là một nơi chốn mà cũng không phải là một trạng thái. Còn có nơi chốn và trạng thái là còn
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét