NIỆM LUÔN KHỞI phải ko anh?? Vấn đề là khi vọng niệm khởi lên... MÌNH BIẾT NIỆM NÀO LÀ VỌNG... KO THEO NÓ, KHÔNG CHẠY THEO ẢO TƯỞNG... THÌ NGAY ĐÓ LÀ VÔ NIỆM đúng ko anh.

Phần thứ nhứt, bạn hỏi, “Vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm...nghĩa là thế nào? Từ “niệm” là từ Hán Việt mang nhiều nghĩa. “Niệm” có nghĩa là ‘ý nghĩ, tư tưởng’ diễn đạt điều gì đó trong ba thì của quá khứ hoặc hiện tại hoặc vị lai. “Niệm” còn có nghĩa khác là ‘nhớ lại’ điều gì đó của quá khứ hoặc đang hiện hành. “Niệm” còn có nghĩa khác nữa (của thuật ngữ thiền) là tính chứng kiến, tính quan sát, tính thể nghiệm... tính biết trực tiếp sự kiện đang hiện hành mà không qua trung gian của ý nghĩ -tính biết thực tại như thị, y như chúng là thế.
“Vô niệm mà niệm” có nghĩa là không có ý nghĩ tác ý nào (vô niệm) trong tâm trí mà vẫn biết (tính biết trực tiếp) tiến trình của thực tại đang hiện hành như thế.
“Niệm mà vô niệm” mang ý nghĩa tương tự (chỉ là cách diễn đạt ngược lại). Luôn biết (quan sát, theo dõi, chứng kiến, trải nghiệm...) tiến trình của thực tại đang hiện hành như thế mà không có tác ý nào trong tâm trí.
 Phần thứ hai, bạn nói, “Lúc trước anh nói, ‘Nếu được chọn thì chọn niềm vui... nó gần bản thể hơn...’. Theo em lựa chọn niềm vui là đối nghịch với thiền... và mình ko nên chọn gì cả... bởi vì chọn niềm vui cũng đồng nghĩa với chọn đau đớn -  đúng ko anh?” Bạn đã tự giải đáp nghi vấn của mình rồi.
Sống thanh thản trong hiện sinh tuỳ duyên mà đáp ứng theo tình huống với sự cởi mở, tiếp nhận vô-chọn lựa dù bất kỳ nó là gì không là vấn đề; là vấn đề chỉ khi tâm trí khởi niệm phân biệt nhị nguyên để diễn giải tiến trình của hiện sinh.
Phần thứ ba, bạn nói, “Niệm luôn khởi phải ko anh? Vấn đề là khi vọng niệm khởi lên... mình biết niệm nào là vọng... không theo nó, không chạy theo ảo tưởng... thì ngay đó là vô niệm đúng ko anh?”
“Biết niệm nào là vọng... không theo” là thuyết giảng của Thượng toạ Hoà thượng Thích Thanh Từ khi giảng về thiền Trúc Lâm Việt Nam cho các môn đệ và tín chúng sơ cơ.
“Biết niệm nào là vọng... không theo” là đã có chủ định (khởi niệm từ tiềm thức) chọn phần phủ định (không theo) đối kháng lại phần khẳng định (theo) -tâm thức đã tự đồng nhất vào tâm trí trong bất giác- dó cũng vẫn là niệm chứ không phải vô niệm.
Biết niệm nào là vọng hay chánh là phần của tâm trí nhị nguyên phân biệt; khởi niệm hay vô niệm tính phản ánh của tâm thức luôn nhận biết tính như thị của thực tại không mang nghĩa nào cả (vô nghĩa) - chỉ là tiến trình biến chuyển của trạng thái này sang trạng thái khác trùng trùng duyên khởi tiếp nối không ngưng dứt hoặc thoái lùi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐỌC SÁCH CỦA OSHO RẤT “NGUY HIỂM”?

SUY NGHĨ BAI GỒM CẢM XÚC, XÚC ĐỘNG, ..THUỘC NÃO

TM/=🍀CÔ ĐƠN LÀ ĐIỀU TUYỆT DIỆU…