Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2021

ĐƯỜNG TRÒN YÊU GHÉT,, Chào anh Lúc trước anh nói yêu ghét vận hành:  yêu/ ghét.  Yêu ghét Có lúc nào vận hành. Yêu/ ghét.  Ghét/ yêu không ạ?? Em đang kẹt... nhờ anh giải đáp ạ

Hiện sinh luân chuyển theo vòng tròn hoàn chỉnh luôn tiếp nối từ chu kì này đến chu kì khác. Bạn có thể hình dung vòng tròn có điểm thấp nhất gọi là đáy và điểm cao nhất gọi là đỉnh. Giả sử ta ước định vòng tròn luân chuyển theo chiều kim đồng hồ; điểm cảm xúc bắt đầu xuất phát từ đáy được gọi là “hợp đề” (yêu-ghét dung hoà; không yêu-không ghét). Từ “hợp đề” chuyển dần từ phải sang trái lên đến đỉnh được gọi là “chính đề” (giai đoạn yêu); từ đỉnh chuyển dần xuống đến đáy được gọi là “phản đề” (giai đoạn ghét). Khi tiếp giáp điểm ở đáy, “phản đề” biến đổi thành “hợp đề” mới và cứ thế tiếp tục chu kì tiếp theo... hợp đề mới -> chính đề mới -> phản đề mới -> hợp đề, chính đề, phản đề v.v và .v.v. Hiện sinh luôn chuyển động không hề tĩnh chỉ bởi thế bạn không thể nào ở cố định mãi một “đề” nào đó được. Thế nên khi ở giai đoạn “yêu” thì hãy yêu một cách toàn bộ, sống với yêu, quan sát tiến trình của nó và tận hưởng điều đó với tâm thái cởi mở, đón nhận, đáp ứng vô chọn lựa. Tương ...
Chào anh Lúc trước anh nói yêu ghét vận hành:  yêu/ ghét.  Yêu ghét Có lúc nào vận hành. Yêu/ ghét.  Ghét/ yêu không ạ?? Em đang kẹt... nhờ anh giải đáp ạ

Nếu nói CÁI KHÔNG = cái trống rỗng TRÀN ĐẦY sẽ tạo ra sự lẫn lộn về sự hiểu của tri thức theo tính logic (sự hợp lí) nhị nguyên đối lập. Cái không mang ý nghĩa không có chứa vật gì, nó ám chỉ tính phủ định (vô). Cái trống rỗng tràn đầy mang ý nghĩa chứa đầy cái không, nó chỉ tính khẳng định (hữu). Trong Tâm kinh nói, “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” kế đó lại nói, “Sắc bất dị không, không bất dị sắc” thế thì bạn sẽ hiểu như thế nào!? Bạn hãy thử diễn giải xem?

Còn "Sắc bất dị không, không bất dị sắc”... thì em không rõ lắm * NHỜ ANH GIẢI THÍCH Ạ “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” và “Sắc bất dị không, không bất dị sắc” chỉ về cùng một điều của tính bất nhị, tính một của thực tại tối thượng - siêu việt ra ngoài nhị nguyên lưỡng tính. “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”: hình dạng (sắc) chẳng qua là một hình thức (một dạng) của chính cái trống rỗng (không), và cái trống rỗng (không) thì cũng chẳng qua là một dạng khác của hình dạng (sắc). Phát biểu này là phi logic và thoạt nghe có vẻ là vô nghĩa. Làm sao hình dạng lại có thể là trống rỗng được? Chúng là những cái đối cực. Làm sao cái trống rỗng có thể là hình dạng được? Chúng là hai đối cực. Trong trạng thái tâm không (vô trí) này, trong trạng thái vô niệm này, - “hình dạng là trống rỗng và chính trống rỗng là hình dạng”. Hình dạng là vô hình dạng, và vô hình dạng là hình dạng; cái ẩn tàng trở thành hiển lộ, và cái hiển lộ lại trở thành ẩn tàng. Chúng không khác nhau, chúng là một...
Cho em hỏi thêm ạ: Khi mình nhìn hoa hồng... TỰ NHIÊN TRONG ĐẦU MÌNH CỨ LẢI NHẢI * HOA ĐẸP QUÁ, HOA ĐẸP QUÁ, HOA ĐẸP QUÁ... ... Theo anh ý nghĩ hoa đẹp quá - có dính dáng gì đến YÊU GHÉT, BẢN NGÃ ko ạ?? Ý nghĩ HOA ĐẸP QUÁ nhiều lần ... thì đó là ý nghĩ tạp niệm , bản ngã - phải ko ạ??

KHÔNG GIAN (căn phòng) VÀ THƯỢNG ĐẾ

KHÔNG VÀ HỮU - Thiền sư Foso Hoyen (Vân Môn Văn Yển) nói: "Người ta nói rằng đức Phật đã nói ra 84.000 chân lý trong đời ngài. - "84.000 chân lý ấy bao gồm chân lý về không và chân lý về hữu... Rất là nghịch lý. Đôi khi Phật nói rằng con người cốt lõi nhất của bạn là hoàn toàn “không”, có khi ngài lại nói rằng cốt lõi con người của bạn lại khẳng định “có”, tràn đầy tĩnh lặng, an bình và phúc lạc. Vậy cái gì là thực? Bạn có thể có một ly nước đầy và rồi bạn có thể làm trống cái ly, bạn có thể đổ nước ra ngoài. Bây giớ cái ly trống rỗng, theo một cách, nhưng vẫn là tràn đầy theo một cách khác. Nước đã bị đổ cạn, nhưng bây giờ không khí len vào tràn ngập cái ly. Cái ly vẫn không bị trống rỗng. Bạn có thể thấy nó là nó đã cạn rỗng hết nước, nhưng bạn không thể nói nó là nó trống rỗng -nó đầy tràn không khí. Bạn có thể làm cho căn phòng của bạn trống hết mọi đồ đạc, và rồi bạn sẽ nói, "Căn phòng này trống". Nhưng bạn thấy chứ? Bây giờ căn phòng đầy là phòng, tức khoảng k...
Chào anh NIỆM KHỞI CỦA PHÀM NHÂN thì ngay lập tức luôn 2 (nhị nguyên) ... chỉ vô niệm mới bất nhị - anh nhỉ?? Theo anh làm thế nào để phân biệt ý nghĩ nhị nguyên.... và ý nghĩ bất nhị??
Con chào thầy, nhờ thầy giải đáp chỗ này con chưa rõ ạ: Vô niệm có vô niệm tương đối và vô niệm tuyệt đối ... phải không thầy 1. VÔ NIỆM TƯƠNG ĐỐI LÀ VẪN CÓ SUY NGHĨ, NHƯNG KHÔNG CÓ SUY NGHĨ THAM SÂN SI, TẠP NIỆM. 2.VÔ NIỆM TUYỆT ĐỐI = NHẬN BIẾT + KHÔNG CÓ BẤT KỲ SUY NGHĨ NÀO CẢ = TÁNH BIẾT RỖNG LẶNG TRONG SÁNG.... CON TRÌNH BÀY NHƯ TRÊN LIỆU CÓ CHÍNH XÁC KHÔNG Ạ. NHỜ THẦY CHỈ BẢO THÊM NHÉ. CON CÁM ƠN THẦY