Nếu nói CÁI KHÔNG = cái trống rỗng TRÀN ĐẦY sẽ tạo ra sự lẫn lộn về sự hiểu của tri thức theo tính logic (sự hợp lí) nhị nguyên đối lập. Cái không mang ý nghĩa không có chứa vật gì, nó ám chỉ tính phủ định (vô). Cái trống rỗng tràn đầy mang ý nghĩa chứa đầy cái không, nó chỉ tính khẳng định (hữu). Trong Tâm kinh nói, “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” kế đó lại nói, “Sắc bất dị không, không bất dị sắc” thế thì bạn sẽ hiểu như thế nào!? Bạn hãy thử diễn giải xem?
Còn "Sắc bất dị không, không bất dị sắc”... thì em không rõ lắm * NHỜ ANH GIẢI THÍCH Ạ
“Sắc tức thị không, không tức thị sắc” và “Sắc bất dị không, không bất dị sắc” chỉ về cùng một điều của tính bất nhị, tính một của thực tại tối thượng - siêu việt ra ngoài nhị nguyên lưỡng tính.
“Sắc tức thị không, không tức thị sắc”: hình dạng (sắc) chẳng qua là một hình thức (một dạng) của chính cái trống rỗng (không), và cái trống rỗng (không) thì cũng chẳng qua là một dạng khác của hình dạng (sắc). Phát biểu này là phi logic và thoạt nghe có vẻ là vô nghĩa. Làm sao hình dạng lại có thể là trống rỗng được? Chúng là những cái đối cực. Làm sao cái trống rỗng có thể là hình dạng được? Chúng là hai đối cực.
Trong trạng thái tâm không (vô trí) này, trong trạng thái vô niệm này, - “hình dạng là trống rỗng và chính trống rỗng là hình dạng”. Hình dạng là vô hình dạng, và vô hình dạng là hình dạng; cái ẩn tàng trở thành hiển lộ, và cái hiển lộ lại trở thành ẩn tàng. Chúng không khác nhau, chúng là một. Cái nhị nguyên đối đải chỉ là bề ngoài. Sâu bên trong tất cả chỉ là một.
“Sắc bất dị không, không bất dị sắc”: hình dạng không khác trống rỗng, trống rỗng không khác hình dạng; dù hình dạng là gì, đấy cũng là trống rỗng; dù trống rỗng là gì, đấy cũng là hình dạng.
Hiện hữu là một cách hướng tới không hiện hữu, và không hiện hữu là cách hướng tới hiện hữu. Đấy chỉ là một trò chơi vận hành theo Luật vĩnh hằng của thực tại hiện sinh.
Nhận xét
Đăng nhận xét