Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2021
NHỊP ĐIỆU CUỘC SỐNG (2) - Tiếp theo... Bạn ghét ai đó. Khi bạn ghét, điều gì xảy ra bên trong? Ghét là gì? Bạn muốn làm gì với người kia? Bạn muốn giết người đó, bạn muốn phá huỷ người đó. Bạn muốn tống người đó ra xa, xa nhất có thể được. Bạn không muốn thấy người đó, bạn không muốn người đó ở gần bạn. Bạn muốn người đó biến mất, không tồn tại nữa - đó là lí do tại sao bạn muốn giết và phá huỷ. Khi bạn yêu một người, bạn muốn làm gì người đó? Bạn muốn người đó bao giờ và bao giờ cũng sống, không bao giờ chết, ở gần và cận kề, luôn có sẵn. Bạn muốn bảo vệ người đó, chăm sóc người đó, và bạn không thể nào tin được rằng tình yêu của mình bị phá huỷ bởi bất kì cái gì. Bạn sẽ muốn người yêu của mình là bất tử. Nhìn vào cả hai hiện tượng này. Chúng là đối lập. Nhưng bạn không cảm thấy sao? - chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Yêu là sáng tạo, ghét là phá huỷ. Nhưng bạn có quan sát không? - không sáng tạo nào là có thể mà không có phá huỷ; không phá huỷ nào là có nghĩa chừng nào nó khô...
NHỊP ĐIỆU CUỘC SỐNG (4) - Tiếp theo... Nhớ lấy, đó là vấn đề cần được ghi nhớ: nếu bạn yêu thì chẳng có gì sai. Yêu làm thần thánh hoá mọi thứ, ngay cả ghét. Yêu làm thuần khiết mọi thứ, ngay cả ghét. Yêu làm cho mọi thứ thành thiêng liêng, ngay cả ghét. Bạn yêu vợ mình thế rồi bạn ghét cô ấy, cô ấy yêu bạn và cô ấy ghét bạn. Điều này làm cho cuộc sống thành nhịp điệu. Nó không phải là đơn điệu chết. Có thay đổi tâm trạng, thay đổi mùa vụ. Và việc thay đổi là tốt, bởi vì thay đổi là hiện tượng sống; bằng không, nếu ai đó yêu bạn và yêu bạn và yêu bạn, thì thậm chí tình yêu cũng sẽ trở thành nhàm chán. Và không ai có thể yêu như thế, yêu hai mươi bốn giờ một ngày chỉ có thể là giả vờ. Cố hiểu điều này: nếu bạn giả vờ yêu thế thì bạn có thể giả vờ hai mươi bốn giờ một ngày, nhưng thế thì nó là giả. Chỉ hoa nhựa mới không phai nhạt, chỉ hoa nhựa mới không chết. Nếu bạn thực sự sống thì bạn sẽ chết nữa; đó là một phần của cuộc sống. Và chẳng có gì sai trong đó cả. Nó trở thành tội lỗi chỉ ...
NHỊP ĐIỆU CUỘC SỐNG (5) - Tiếp theo... Jesus đã giận dữ. Người Ki tô giáo đã không thể nào giải được câu đố đó mãi cho tới giờ bởi vì họ nghĩ, "Làm sao Jesus có thể giận dữ được?" Ông ấy phải luôn luôn mỉm cười như một chính khách. Làm sao ông ấy có thể giận dữ được? Ông ấy đã giận dữ; ông ấy đã giận cựcđộ. Ông ấy đi vào đền thờ ở Jerusalem và ông ấy giận dữ thế, ông ấy tấn công, tấn công về mặt vật lí vào những người đổi tiền. Ông ấy phải đã thực sự cực kì giận dữ bởi vì ông ấy có một mình và ông ấy phá rối nhiều kẻ đổi tiền. Và ông ấy tống họ ra, cả bàn ghế và tất cả mọi thứ, ông ấy săn đuổi họ ra khỏi ngôi đền, một mình. Khi một người thực sự giận dữ thì người đó có sức mạnh của cả trăm người. Bạn cũng có thể đã cảm thấy điều đó. Khi bạn giận dữ, bạn có thể ném một tảng đá lớn một cách dễ dàng, khi bạn không giận bạn không thể nào thậm chí lay chuyển được nó. Giận dữ là năng lượng, năng lượng tập trung. Giận dữ là sự tập trung sâu sắc của hiện hữu: một điểm, toàn bộ sự tồn...
NHỊP ĐIỆU CUỘC SỐNG (6) - Tiếp theo và hết. Có hai giáo phái của Jaina giáo, hai giáo phái của những tín đồ của Mahavira: Svetambaras và Digambaras. Digambaras trong câu chuyện về các kiếp của Mahavira nói rằng ông ấy chưa bao giờ lấy vợ, rằng ông ấy vẫn còn tuyệt đối brahmachari (vô dục; độc thân), từ chính thời niên thiếu của ông ấy. Svetambaras nói rằng ông ấy đã lấy vợ; không chỉ lấy vợ, ông ấy còn có con gái. Bây giờ vấn đề là gì? Tại sao Digambaras nói rằng ông ấy đã không lấy vợ? Họ sợ rằng hôn nhân là hiện tượng hoá con người. Mahavira mà đi yêu phụ nữ sao? Không! Điều đó không hợp với quan niệm của họ về tirthankara (biểu tượng hình ảnh về bậc chứng ngộ) - Mahavira không chỉ trong tình yêu với một phụ nữ và lấy vợ, mà còn làm tình với người phụ nữ đó, bởi vì con gái đã được sinh ra. Họ không thể quan niệm nổi về Mahavira trong tư thế giao hợp. Không thể được! Họ đơn giản vứt bỏ đi toàn bộ vấn đề bởi vì điều đó là nguy hiểm. Mahavira chưa bao giờ lấy vợ cả. Câu chuyện của phái ...
BA GIAI ĐOẠN: ĐỘC LẬP, PHỤ THUỘC VÀ TƯƠNG THUỘC ? Có ba bước (giai đoạn) trong trưởng thành tâm linh -  Đấy là giai đoạn tự nhiên nếu bạn cho phép nó trôi qua. Nếu bạn níu bám lấy nó, thế thì cái gì đó đi sai. Chúng có thể khác nhau cho từng cá nhân nhưng bao giờ cũng có ba. Một là, độc lập. Đó là trạng thái bản ngã: bạn muốn độc lập với tất cả những cái giả, là không thể được bởi vì bạn không độc lập, bạn không thể thế được. Bạn là một phần của cái toàn thể bao la này, của vũ trụ này. Làm sao bạn có thể độc lập được? Bạn phải phụ thuộc vào hàng triệu, hàng triệu thứ. Bạn phải phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời, vào cuộc sống theo mặt trời, bạn phải phụ thuộc vào cuộc sống theo không khí, theo ô xi, bạn phải phụ thuộc vào cây cối lấy làm thức ăn. Làm sao bạn có thể độc lập được? Bạn không thể thế được. Đó là nỗ lực bản ngã và nhất định thất bại. Hai là, khi độc lập thất bại, bỗng nhiên phụ thuộc nảy sinh; bạn chuyển sang cực bên kia. Bởi vì bạn không biết cách ở giữa và cách tạo ra hài ho...
TÍNH PHỤ THUỘC ? Mọi thứ đều phụ thuộc vào mọi thứ khác. Bạn cảm thấy hạnh phúc khi bạn nhìn vào một đoá hoa, hoa hồng chẳng hạn - hạnh phúc của bạn được tạo ra bởi hoa hồng. Bây giờ các nhà khoa học đã chứng minh rằng khi bạn hạnh phúc thì hoa hồng cũng cảm thấy hạnh phúc. Nó phụ thuộc vào bạn, nó chờ đợi bạn tới và nếu bạn không tới thì nó cũng giống hệt người yêu, cảm thấy rất buồn. Không, đấy là một sự kiện khoa học chứ không phải thơ ca. Bây giờ điều đó đã được chứng minh hoàn toàn rằng khi một người yêu tới một bụi hồng thì cả bụi hồng xúc động, mở hội; điều đó phụ thuộc vào bạn. Bây giờ họ nói rằng nếu bạn yêu bụi hồng thì nó sẽ lớn nhanh hơn, nó sẽ tạo ra hoa to hơn bởi vì ai đó có đó để chăm sóc và yêu và nhìn. Và ai đó chờ đợi. Làm sao bụi hồng có thể phản bội bạn được? Nó phải tạo ra đoá hoa lớn hơn. Nếu không ai yêu, và vườn bị quên lãng, và không ai bận tâm, chỉ người hầu tới và tưới nước cho cây cỏ mà không có chăm sóc gì, thế thì bụi hồng đem tới hoa to hơn để làm gì, ch...
TÍNH TƯƠNG THUỘC ? Toàn bộ truyền thống trong mọi xã hội nguyên thuỷ, các tri thức truyền thống cổ ở Mexico, trong các bộ tộc thổ dân ở Ấn Độ, ở Thái Lan, ở nhiều nước, đều nói: Đi tới cây. Nếu bạn cần điều gì đó, xin cây. Nếu bạn cần vài cái lá, năm cái lá cho việc tôn thờ của mình, xin cây, xin phép, rồi bứt lá một cách cẩn thận hết sức. Đừng làm đau cây. Thế thì cây bao giờ cũng sẵn sàng cho và sẽ không có cảm giác đau để lại sau. Và cám ơn cây: Cây đã cho tôi năm cái lá khi tôi cần tới chúng. Bất kì khi nào cây cần cái gì đó, đừng xấu hổ, nói với tôi. Đi ra cây, nói chuyện với cây, chạm vào cây, ôm lấy cây, cảm lấy cây. Chỉ ngồi bên cạnh cây, cứ để cho cây cảm thấy bạn, rằng bạn là người tốt và bạn không trong tâm trạng gây hại. Dần dần tình bạn nảy sinh và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng khi bạn đi tới, đặc tính của cây lập tức thay đổi. Bạn sẽ cảm thấy điều đó. Trên vỏ cây bạn sẽ cảm thấy năng lượng mãnh liệt chuyển động khi bạn tới; khi bạn chạm vào cây, nó hạnh phúc như đứa trẻ, n...
TRẠNG THÁI ĐỘC LẬP VÀ TƯƠNG THUỘC ? Tôi (Osho-diễn giả) có một thầy giáo, ông ấy thực sự là một triết gia. Và ông ấy là người khùng - như mọi triết gia đều thế - đến mức trong nhiều năm chẳng ai tham gia vào chủ đề của ông ấy. Ông ấy là người lập dị và không thể nào cho qua được chủ đề của ông ấy bởi vì ông ấy hoặc đưa ra một trăm phần trăm hoặc ông ấy sẽ cho số không. Không có nửa đường cho ông ấy - hoặc có hoặc không. Ông ấy hoàn toàn là người theo Aristote. "Hoặc anh đúng hoặc anh sai," ông ấy hay nói, "không có gì ở giữa." Cho nên sinh viên sợ lắm. Nhưng tôi thích con người này. Ông ấy thực đáng quan sát, và chỉ có một cách quan sát ông ấy: tham gia vào chủ đề của ông ấy. Cho nên tôi là sinh viên duy nhất. Và đây là cách thức của ông ấy - ngày đầu tiên ông ấy bảo tôi, "Nhớ đấy, tôi có thể bắt đầu vào lúc chuông của trường đại học nhưng tôi không thể nào dừng được. Chừng nào mà tôi chưa kết thúc bất kì điều gì tôi đang nói thì tôi không thể dừng được. Cho nê...
KHÔNG CÓ NGHĨA, ĐỪNG CỐ GẮNG TÌM RA Ý NGHĨA Hỏi: Thưa Osho, Thầy đã nói rằng mọi cử chỉ của bậc thầy đều có ý nghĩa, và thường câu trả lời được trao trong điều không được nói ra chứ không phải là điều được nói ra. Nhưng thường khi thầy nhìn hay liếc nhìn tôi, và tôi cảm thấy có thông điệp, tôi không biết cách xác định thông điệp này mà không dùng tâm trí mình. Và ngay cả khi tôi có dùng tâm trí thì tôi cũng không đảm bảo. Xin thầy bình luận. Tâm trí không thể được dùng. Một khi bạn dùng tâm trí, bạn đã bỏ lỡ vấn đề rồi. Im lặng phải được hiểu trong im lặng; thông điệp vô lời là để được hiểu một cách vô lời. Nếu bạn cố hiểu qua lời và qua tâm trí thì bạn sẽ bỏ lỡ nó, bạn sẽ hiểu lầm nó. Thế thì tâm trí riêng của bạn đã bước vào. Thế thì bạn sẽ diễn giải nó. Thế thì nó sẽ không thuần khiết, nó sẽ không như cũ. Và nếu bạn hỏi, "Thế thì phải làm gì?" thì bạn đang hỏi một câu hỏi sai. Câu hỏi về cách thức nảy sinh từ tâm trí. Không có câu hỏi về cách thức. Im lặng. Đừng làm gì cả,...
CHỖ GIỮA KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỂM CỐ ĐỊNH BÊN NGOÀI, NÓ LÀ Ở BÊN TRONG BẠN (1) - Còn tiếp... Hỏi: “Thưa Osho, Tâm trí tôi trong trạng thái lẫn lộn tới mức không thể nào vẫn còn ở giữa được. Chẳng lẽ không tốt hơn sao nếu tôi cứ theo tâm trí trong đủ mọi cực đoan của nó để cho tôi có thể kinh nghiệm toàn bộ cái ngớ ngẩn của nó?” Phần thứ nhất của câu hỏi này: “Tâm trí tôi trong trạng thái lẫn lộn tới mức không thể nào vẫn còn ở giữa được.” Tôi không nói rằng bạn nên vẫn còn ở giữa. Nếu bạn cố gắng vẫn còn ở giữa thì bạn sẽ chẳng bao giờ ở giữa được. Chỗ giữa là quân bình; bạn không thể cố gắng ở đó được. Bạn sẽ phải nghiêng sang trái, bạn sẽ phải nghiêng sang phải. Đừng níu bám lấy bất kì vị trí nào. Tự do. Và giữa việc nghiêng sang trái và việc nghiêng sang phải, ở đâu đó một điểm tinh tế nảy sinh trong bạn. Nó không ở bên ngoài bạn. Nếu bạn cứ nhìn ra ngoài thì có bên trái và bên phải; không có chỗ giữa. Điều đó cũng giống hệt thời gian. Không gian và thời gian là cùng nhau. Cố hiểu đi. Nếu...
CHỖ GIỮA KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỂM CỐ ĐỊNH BÊN NGOÀI, NÓ LÀ Ở BÊN TRONG BẠN (2) - Tiếp theo và hết. Cho nên khi tôi (Osho-diễn giả)nói hay Lão Tử nói, "Quân bình," thì chúng tôi không nói làm việc quân bình thành một hiện tượng tĩnh tại trong cuộc sống của bạn. Nó không thể tĩnh tại được, bạn sẽ phải liên tục duy trì nó, chuyển sang trái và phải. Trong sự chuyển động đó đôi khi bạn sẽ đi qua điểm bên trong nhất của bản thể của mình và bỗng nhiên bạn sẽ ở chỗ giữa. Và bỗng nhiên bạn sẽ thấy sự khép lại - không phải bùng nổ ra. Sự khép lại. Cái gì đó bên trong khép lại; bỗng nhiên bạn không còn như cũ nữa. Bất kì khi nào bạn đi qua vị trí của chỗ giữa bên trong, bạn không còn như cũ nữa - bạn trở nên sống động mãnh liệt, bạn trở nên hồn nhiên mãnh liệt, bạn trở nên thuần khiết và thánh thiện mãnh liệt. Trong khoảnh khắc đó không có bóng tối cho bạn, không tội lỗi, không mặc cảm. Bạn là điều thiêng liêng, bạn là Thượng đế bất kì khi nào bạn có thể tìm ra quân bình đó. Nhưng bạn không t...
CHỖ GIỮA KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỂM CỐ ĐỊNH BÊN NGOÀI, NÓ LÀ Ở BÊN TRONG BẠN (2) - Tiếp theo và hết. Cho nên khi tôi (Osho-diễn giả)nói hay Lão Tử nói, "Quân bình," thì chúng tôi không nói làm việc quân bình thành một hiện tượng tĩnh tại trong cuộc sống của bạn. Nó không thể tĩnh tại được, bạn sẽ phải liên tục duy trì nó, chuyển sang trái và phải. Trong sự chuyển động đó đôi khi bạn sẽ đi qua điểm bên trong nhất của bản thể của mình và bỗng nhiên bạn sẽ ở chỗ giữa. Và bỗng nhiên bạn sẽ thấy sự khép lại - không phải bùng nổ ra. Sự khép lại. Cái gì đó bên trong khép lại; bỗng nhiên bạn không còn như cũ nữa. Bất kì khi nào bạn đi qua vị trí của chỗ giữa bên trong, bạn không còn như cũ nữa - bạn trở nên sống động mãnh liệt, bạn trở nên hồn nhiên mãnh liệt, bạn trở nên thuần khiết và thánh thiện mãnh liệt. Trong khoảnh khắc đó không có bóng tối cho bạn, không tội lỗi, không mặc cảm. Bạn là điều thiêng liêng, bạn là Thượng đế bất kì khi nào bạn có thể tìm ra quân bình đó. Nhưng bạn không t...

DỬNG DƯNG! QUAN SÁT Ý NGHĨ TRONG IM LẶNG, TÂM TRÍ TỰ DỪNG LẠI THEO CÁCH RIÊNG CỦA NÓ

DỬNG DƯNG! QUAN SÁT Ý NGHĨ TRONG IM LẶNG, TÂM TRÍ TỰ DỪNG LẠI THEO CÁCH RIÊNG CỦA NÓ (1) - Còn tiếp... Hỏi: "Thưa Osho, Thầy đã nói nhiều về sau về im lặng và trống rỗng bên trong. Sau hai năm làm đệ tử của thầy, nhiều lần, đặc biệt trong những buổi thiền tại thiền viện, tâm trí tôi dường như mất kiểm soát hơn bao giờ và làm việc giống như cái máy tính phát điên. Tôi cố gắng là nhân chứng cho toàn bộ cái ngớ ngẩn, nhưng con quỉ ấy cứ diễn ra mãi!" Cứ để con quỉ ấy (ngụ ý: tâm trí luôn huyên thuyên chẳng dừng) tự diễn ra và bạn đừng lo nghĩ. Chính lo nghĩ mới là vấn đề, không phải là con quỉ. Toàn thế giới đang diễn ra mãi: sông cứ chảy, mây cứ trôi trên trời, chim chóc cứ ríu rít trên cây. Vậy sao bạn chống tâm trí thế? Cứ để nó diễn ra - bạn không bị bận tâm. Chứng kiến không phải là nỗ lực. Khi bạn không bận tâm thì chứng kiến nảy sinh. Dửng dưng (mặc kệ, không quan tâm, không khởi bất kì tác ý nào) với tâm trí; trong bầu không khí của dửng dưng, nhân chứng xuất hiện. Chính...

Mỹ nam hàn quốc

Hình ảnh
Toggle navigation Trang Chủ     Châu Á Nam thần Hàn tụt dốc nhan sắc: "Người yêu chị Jin" có lúc đen sạm nhận không ra   Chan       09:45 - 27/01/2021    Để hoạt động trong showbiz Hàn, ngoại hình là một trong những yếu tố quan trọng giúp idol, diễn viên “hút” fan. Nhưng không phải ai cũng có thể giữ mãi phong độ. Các nam diễn viên sở hữu nhan sắc “vạn người mê” cũng có lúc tăng cân, xuống sắc khiến người hâm mộ ngỡ ngàng. Ngay cả các nam thần như Lee Min Ho, Hyun Bin, Song Joong Ki... đều không thoát khỏi tình trạng trên. Hyun Bin  Thời gian gần đây, Hyun Bin trở thành một trong những cái tên được quan tâm nhất mạng xã hội. Nhờ vẻ ngoài nam tính, lạnh lùng, mỗi khi xuất hiện, "người yêu chị Jin" đều trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của những người xung quanh.  Cách đây không lâu, trên mạng xã hội xuất hiện một bức ảnh của nam diễn viên và gây xôn xao khắp các diễn đàn. Trong ảnh, Hyun Bin có phần tăng cân, làn da đen sạm, xuống sắc thấy rõ. Nếu không biết trước,...