Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2020

TM/=Bất kỳ kinh luận nào dù vi diệu đến đâu cũng không thể nói hết sự thật nơi thực tại thân- thọ-tâm-pháp sẵn có ở mỗi người. Toàn bộ những lời Phật dạy cũng chỉ giới thiệu sự thật đó mà thôi. Hãy đọc cuốn kinh nơi chính mình! Ai thấy sự thật ngay nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, nơi tất cả cảm giác cảm xúc, nơi những phản ứng, những thái độ, những trạng thái nội tâm, nơi sự tương giao và mối quan hệ với vạn pháp xung quanh... người ấy dễ thông suốt toàn bộ lời dạy của Phật mà không bị giới hạn bởi ngôn ngữ

🍀CHÍNH MÌNH LÀ CUỐN KINH KỲ DIỆU NHẤT 🌞 Hòa Thượng Viên Minh Chia sẻ: Cuốn kinh vô cùng quan trọng mà mỗi người cần phải đọc thật kỹ lưỡng đó là chính mình. Chính mình là cuốn kinh vi diệu nhất không có kinh luận nào có thể sánh bằng. Bất kỳ kinh luận nào dù vi diệu đến đâu cũng không thể nói hết sự thật nơi thực tại thân- thọ-tâm-pháp sẵn có ở mỗi người. Toàn bộ những lời Phật dạy cũng chỉ giới thiệu sự thật đó mà thôi. Hãy đọc cuốn kinh nơi chính mình! Ai thấy sự thật ngay nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, nơi tất cả cảm giác cảm xúc, nơi những phản ứng, những thái độ, những trạng thái nội tâm, nơi sự tương giao và mối quan hệ với vạn pháp xung quanh... người ấy dễ thông suốt toàn bộ lời dạy của Phật mà không bị giới hạn bởi ngôn ngữ được thuật lại và biên tập về sau thành kinh điển. Như trên tấm bản đồ, người ta chỉ phác hoạ sơ nét con đường đi thôi, còn thực tế con đường phong phú hơn nhiều, khác xa với hình vẽ. Nên khi đi trên con đường đó có thể thấy biết bao cây cối xung quan...

TM/=KHÔNG CÓ PHÁP MÔN NÀO

( FB Trang Mai) KHÔNG CÓ PHÁP MÔN NÀO Câu hỏi: Thưa thầy! Thầy có thể giảng rộng rãi bài KHÔNG CÓ PHÁP MÔN NÀO trong Tương Ưng 4. Nguyên văn như sau: Ngoài lòng tin ưa thích, ngoài kham nhẫn các pháp, thích thú hay biện luận, có thể xác chứng chánh trí không? Pháp môn ấy là gì? Trong khi mắt thấy sắc nội tâm có tham, sân, si, hoặc không có tham, sân, si, biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm. Có phải những pháp này do lòng tin hiểu biết, hay suy tư phương pháp hay kham nhẫn, thích thú, biện luận mà hiểu biết. Có phải những pháp này thấy chúng với trí tuệ vị ấy được hiểu biết, thời có thể xác chứng với chánh trí rõ biết rằng: Sanh tận phạm hành, Việc nên làm đã làm, không lui trạng thái này. Cám ơn thầy. Trả lời: Ý bài kinh này nói như sau: Ngoài việc khi mắt thấy, tai nghe..., thân xúc, ý biết hoặc khi nội tâm có tham, sân, si, biết rõ "Nội tâm có tham, sân, si" hoặc nội tâm không có tham, sân, si biết rõ "nội tâm không có tham, sân, si", biết rõ chúng ...
TỰ Ý THỨC VÀ TỰ VÔ THỨC (2) - Tiếp theo và hết. Nếu bạn cố nhớ về quá khứ của mình, bạn sẽ chỉ có khả năng nhớ cho đến lứa tuổi lên bốn hoặc lên năm. Trước đó mọi thứ đều mờ mịt đối với bạn. Không có gì được nhớ lại trước bốn tuổi. Chắc chắn là bạn tồn tại đến bốn tuổi, nhưng có vẻ như bạn không tự ý thức. Đây là lý do tại sao trẻ nhỏ và thú vật có vẻ như có cùng tính hồn nhiên. Không có sự căng thẳng nào cả. Tính hồn nhiên được nhìn thấy ở trẻ nhỏ, ở chim muông, ở cây cối. Có lẽ cho đến lúc bốn tuổi, chúng ta cũng chưa ý thức được chúng ta là ai. Thế rồi, hàng ngày chúng ta ngủ từ bảy đến tám tiếng trong vô thức. Nếu con người sống sáu mươi năm thì họ đã ngủ mất hai mươi năm. Cho nên hai mươi năm sống trong vô thức; đó là những năm bạn là vô thức. Bạn đã ngủ quá nhiều lần, nhưng bạn có thể kể lại bằng cách nào giấc ngủ xuất hiện, khi nào nó xuất hiện, và đó là gì không? bạn không thể kể lại. Bạn càng thức khuya thì giấc ngủ càng không xuất hiện và khi nó xuất hiện thì bạn đã là vô thứ...
TỰ Ý THỨC VÀ TỰ VÔ THỨC (1) - Còn tiếp... Tôi (Osho-diễn giả) đã nói với bạn trong một câu kinh rằng, cuộc sống là năng lượng và có hai khía cạnh của năng lượng - tồn tại và không tồn tại. Sau đó tôi nói với bạn trong câu kinh khác rằng tồn tại cũng có hai khía cạnh - vô thức và ý thức. Bây giờ câu kinh thứ bảy... ý thức cũng có hai khía cạnh - tự ý thức và tự vô thức; tự ý thức là nhận biết bản thể mình và tự vô thức là không nhận biết bản thể mình. Nếu chúng ta nghĩ cuộc đời như là cái cây lớn thì năng lượng sống của cây là một. Sau đó cây chia thành hai nhánh: tồn tại và không tồn tại. Chúng ta đã bỏ quên không tồn tại, chúng ta không bàn luận về nó, bởi vì nó không liên quan đến Yoga. Vậy thì tồn tại cũng chia thành hai nhánh: ý thức và vô thức. Chúng ta cũng bỏ vô thức lại, không bàn luận về nó bởi vì nó cũng không liên quan đến Yoga. Ý thức cũng chia thành hai nhánh; tự ý thức và tự vô thức. Việc hiểu sự khác nhau giữa hai vấn đề trong câu kinh thứ bảy này là điều vô cùng quan tr...

OT/=HAM MUỐN - GIẬN - KHỔ

HAM MUỐN - GIẬN - KHỔ Bất kỳ cái gì bạn làm, bạn làm vì bạn có ham muốn nào đó. Và những ham muốn đó có thể được hoàn thành chỉ bởi việc làm cái gì đó. Chừng nào những ham muốn đó còn chưa bị vứt bỏ, hoạt động của bạn không thể bị vứt bỏ. Bạn có đầu tư nào đó vào những hoạt động đó, vào những hành động đó. Đây là một trong những tình huống khó xử của tính cách và tâm trí con người - rằng bạn có thể muốn dừng những hành động nào đó bởi vì chúng dẫn bạn vào khổ. Nhưng vì sao bạn làm chúng? Bạn làm chúng bởi vì bạn có ham muốn nào đó, và những ham muốn đó không thể được hoàn thành nếu không làm chúng. Cho nên có hai điều. Một, bạn phải làm những điều nào đó. Chẳng hạn, giận. Sao bạn nổi giận? Bạn nổi giận chỉ khi ở đâu đó, ai đó tạo ra cản trở. Bạn định đạt tới cái gì đó và ai đó tạo ra cản trở. Ham muốn của bạn bị cản trở. Bạn nổi giận. Bạn có thể nổi giận ngay cả với đồ vật. Nếu bạn đang đi và bạn cố đạt tới đâu đó ngay lập tức và chiếc ghế len vào giữa đường, bạn nổi giận với ghế. Bạn ...

OY/=TRI THỨC KHÔNG PHẢI LÀ TRÍ HUỆ, TRÍ HUỆ LÀ CẢM GIÁC SÂU SẮC VỀ ĐIỀU HUYỀN BÍ KHÔNG THỂ BIẾT

TRI THỨC KHÔNG PHẢI LÀ TRÍ HUỆ, TRÍ HUỆ LÀ CẢM GIÁC SÂU SẮC VỀ ĐIỀU HUYỀN BÍ KHÔNG THỂ BIẾT (1) - Còn tiếp... - ... trong mười hai thời, nơi tuỳ duyên tiếp vật không cho ác niệm tương tục. Đại Huệ đã thu thập, từ đây đó, bất kì cái gì ông ấy cảm thấy dường như là có ý nghĩa. Nhưng ông ấy không có tiêu chí bên trong để phán xét cái gì là con đường đích thực của việc tự nhận ra. Ông ấy đã đi tới đủ mọi loại thầy giáo, và ông ấy đã thu thập mọi thứ ý nghĩ mâu thuẫn. Đại Huệ là người thông minh, nhưng một mình thông minh không có khả năng quan niệm được bản tính của bản thể bạn. Nó không đủ. -... hoặc khi sơ sót khởi một niệm ác phải gấp kéo đầu trở lại. Thứ nhất, mọi niệm đều là sai. Thứ hai, bạn không phải gấp kéo đầu trở lại, kéo năng lượng tâm trí của bạn đi xa, vì năng lượng tâm trí là rễ của mọi ý nghĩ của bạn. Nó là mẹ của mọi quá trình ý nghĩ của bạn, thiện hay ác. Năng lượng tâm trí phải không bị kéo đi xa. Bạn phải thoát ra khỏi năng lượng tâm trí, ra khỏi đống lộn xộn của năng l...

OT/=TRI THỨC KHÔNG PHẢI LÀ TRÍ HUỆ, TRÍ HUỆ LÀ CẢM GIÁC SÂU SẮC VỀ ĐIỀU HUYỀN BÍ KHÔNG THỂ BIẾT (

TRI THỨC KHÔNG PHẢI LÀ TRÍ HUỆ, TRÍ HUỆ LÀ CẢM GIÁC SÂU SẮC VỀ ĐIỀU HUYỀN BÍ KHÔNG THỂ BIẾT (2) - Tiếp theo và hết. Tương truyền... Một đêm, Socrates (Bậc thầy chứng ngộ người Hi Lạp, ‘470-399 TCN’)không về nhà mình. Vợ ông ấy rất bối rối, cả nhà hàng xóm cũng bối rối. Họ nhìn khắp xung quanh - ông ấy đã đi đâu? Ông ấy không phải là người đi bất kì đâu; từ trường nơi ông ấy thường dạy, ông ấy hay đi thẳng về nhà. Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây, nó là không có tiền lệ trước. Tuyết đang rơi, và họ rất bận tâm liệu ông ấy có bị lạc đâu đó trong rừng không. Đến sáng họ tìm thấy ông ấy. Ông ấy đang đứng bên cạnh một cây, dựa lưng vào cây, và nhìn lên trời. Khi họ tiến tới ông ấy, ông ấy gần như đông cứng, vì đã có tuyết ngập tới đầu gối ông ấy. Họ lay ông ấy, "Ông làm gì ở đây vậy?" Ông ấy nói, "Tôi làm gì ở đây ư? Đêm đã tuyệt vời thế và sao huyền bí tới mức tôi cứ nhìn chăm chăm mãi. Nhiều lần ý nghĩ tới rằng đã muộn rồi, nhưng tôi gần như bị thôi miên bởi các ngôi ...

OT/=phép màu là ở chỗ Thiền không quan tâm tới quá khứ không quan tâm tới tương lai. Toàn bộ quan tâm của nó là trong hiện tại. Có thể đó là lí do tại sao phép màu là có thể, vì quá khứ và tương lai được bắc cầu bởi hiện tại.

THIỀN CÓ THỂ BẮT CẦU CÁI TẦM THƯỜNG VÀ CÁI LINH THIÊNG Tương lai của nhân loại sẽ đi ngày càng gần tới cách tiếp cận của Thiền, vì gặp gỡ của phương Đông và phương Tây là có thể chỉ qua cái gì đó như Thiền, cái vừa có tính đất và vậy mà lại không có tính đất. Phương Tây rất có tính đất, phương Đông rất có tính không đất. Ai sẽ trở thành chiếc cầu? Phật không thể là cầu được; ông ấy có tính phương Đông bản chất thế, chính hương vị của phương Đông, chính hương thơm của phương Đông, không nhân nhượng. Lão Tử không thể là cầu được; ông ấy quá nhiều tính đất. Trung Quốc bao giờ cũng rất có tính đất. Trung Quốc có phần tinh thần phương Tây nhiều hơn tinh thần phương Đông. Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc là nước đầu tiên ở phương Đông biến thành cộng sản, trở thành duy vật, tin vào triết lí vô thần, tin rằng con người chỉ là vật chất và không gì khác. Điều này không chỉ là ngẫu nhiên. Trung Quốc đã từng có tính đất trong gần năm nghìn năm; nó rất có tính phương Tây. Do đó Lão Tử không thể...

KKKKKKKKKKKK*****Thế giới quanh bạn bị phân chia và bạn cũng vậy, và sự biểu lộ của nó là xung đột, vô trật tự và đau khổ: bạn là thế giới và thế giới là bạn. Thông minh là sống một sống hành động mà không có xung đột. Hành động và ý tưởng là xung đột. Đang thấy là đang làm, và không có hình thành ý tưởng trước rồi sau đó hành động tùy theo ý tưởng. Việc này nuôi dưỡng xung đột. Chính người phân tích là vật được phân tích. Khi người phân tích tách rời anh ấy như một cái gì đó khác biệt vật được phân tích, anh ấy gây xung đột, và xung đột là mảnh đất của những người loạn thần kinh. Người quan sát là vật được quan sát và trong đó có thông minh, tổng thể, và cùng thánh thiện là tình yêu.

Thông minh và dốt nát là gì? Ai thông minh và ai dốt nát? Những người chính trị thông minh? Những giáo sĩ, họ dốt nát sao? Những người hiến dâng cho những học thuyết, họ thông minh à? Chúng ta bị điều khiển, bị uốn khuôn, bị xô đẩy loanh quanh bởi họ, và chúng ta thông minh không? Thông minh là gì? Là tổng thể, không phân chia trong hành động, trong sống, trong mọi liên hệ – đó là bản thể của thông minh. Thông minh có nghĩa tổng thể, lành mạnh và thánh thiện. Dốt nát, loạn thần kinh, kém trí, mất thăng bằng, ảo tưởng, bạn có thể gọi nó bằng bất kỳ cái tên nào, là phân chia, vỡ vụn trong hành động cũng như trong chuyển động của liên hệ mà là sự hiện diện. Nuôi dưỡng đối nghịch và phân chia, mà là cách liên hệ của những người chính trị đại diện cho bạn, là nuôi dưỡng và duy trì sự dốt nát, dù họ là những người độc tài hay những người có quyền hành nhân danh hòa bình hay một dạng học thuyết nào đó. Và vị giáo sĩ: nhìn vào thế giới của vị trí giáo sĩ. Ông ấy đứng giữa bạn và cái gì ông ấy...
OT/=SỢ HÃI LÀ GÌ ? Sợ là gì? Trước hết, sợ bao giờ cũng khởi đầu từ ham muốn nào đó. Bạn muốn trở thành một người nổi tiếng nào đó, người nổi tiếng nhất trên thế giới - thì có nỗi sợ. Nếu bạn không làm được thì sao? - nỗi sợ sẽ tới. Nổi sợ là một sản phẩm phụ của ham muốn: bạn muốn trở thành người giàu nhất trên thế giới. Nếu bạn không thành công thì sao? Bạn bắt đầu run rẫy, nỗi sợ tới. Bạn làm chủ một người phụ nữ: bạn sợ rằng ngày mai bạn có thể không còn giữ được nữa, cô ấy có thể đi với người khác, cô ấy vẫn còn hấp dẫn, cô ấy có thể đi. Chỉ người chết mới không ra đi, cô ấy vẫn còn sống động. Bạn có thể làm chủ cái xác - vậy thì không có gì sợ, xác vẫn còn đấy. Bạn có thể làm chủ đồ đạc, và không có gì sợ. Nhưng khi bạn cố gắng làm chủ một người thì nỗi sợ tới. ai mà biết được? Hôm qua cô ấy chưa thuộc về bạn, hôm nay cô ấy là của bạn... Ai mà biết được - cô ấy sẽ vào tay người khác. Nỗi sợ nảy sinh. Nỗi sợ nảy sinh từ ham muốn chiếm hữu, nó là một phó sản. Bởi vì bạn muốn sở hữu...

ÔNG GIÀ THAM LAM CUỐI ĐỜI

Hình ảnh
❤🌞🌿Hôm qua ngày 25/10/2020, Hàn Quốc vừa chia tay một người lãnh đạo tập đoàn Samsung lớn mạnh nhất HQ -Lee Kun-hee. Trước khi mất ông đã viết tâm Thư để lại: - Gửi những người còn khỏe mạnh đang đọc thư của tôi- Ngay cả khi bạn không bị ốm, bạn có thể đi kiểm tra sức khỏe hàng năm, uống nhiều nước ngay cả khi bạn không khát, học cách rũ bỏ mọi điều phiền muộn. Cuộc sống cho đi không có gì là xấu, vì vậy hãy cứ cho đi... Nếu bạn có tiền và quyền lực, đừng tự hào, tôi biết rằng tôi hài lòng với những điều nhỏ nhặt, ngay cả khi chúng tôi không giàu, chỉ cần tôi biết cách nghỉ ngơi thì sẽ không mệt mỏi. Dù bận rộn đến đâu hãy vận động và tập thể dục trở lại. Biên lai chứng minh giá trị của bộ quần áo trị giá 3.000 won, một chiếc ô tô trị giá 30 triệu won, hay một căn nhà trị giá 500 triệu won. Nhưng, Bạn có biết điều gì chứng minh giá trị của một người không? Đó là một cơ thể khỏe mạnh! Đừng gõ số tiền chi tiêu cho sức khỏe của bạn bằng máy tính. Số tiền bạn có khi bạn khỏe mạnh được gọ...

OT/=phá huỷ trở thành một phần của sáng tạo - nó hiệu hữu! - và ghét trở thành một phần của yêu. Yêu là lớn hơn ghét, sáng tạo là lớn hơn phá huỷ. Cuộc sống là lớn hơn cái chết, và cái chết nên là một phần của nó. Và nếu cái chết là một phần của nó, điều đó là đẹp. Nhớ lấy điều này, và thế thì dần dần bạn sẽ thấy rằng thậm chí ghét của bạn đã mang mầu sắc của yêu; phá huỷ của bạn đã lấy hình dáng của xây dựng, sáng tạo, tính sáng tạo; giận dữ của bạn có từ bi trong nó.

NHỊP ĐIỆU CUỘC SỐNG (4) - Tiếp theo... Nhớ lấy, đó là vấn đề cần được ghi nhớ: nếu bạn yêu thì chẳng có gì sai. Yêu làm thần thánh hoá mọi thứ, ngay cả ghét. Yêu làm thuần khiết mọi thứ, ngay cả ghét. Yêu làm cho mọi thứ thành thiêng liêng, ngay cả ghét. Bạn yêu vợ mình thế rồi bạn ghét cô ấy, cô ấy yêu bạn và cô ấy ghét bạn. Điều này làm cho cuộc sống thành nhịp điệu. Nó không phải là đơn điệu chết. Có thay đổi tâm trạng, thay đổi mùa vụ. Và việc thay đổi là tốt, bởi vì thay đổi là hiện tượng sống; bằng không, nếu ai đó yêu bạn và yêu bạn và yêu bạn, thì thậm chí tình yêu cũng sẽ trở thành nhàm chán. Và không ai có thể yêu như thế, yêu hai mươi bốn giờ một ngày chỉ có thể là giả vờ. Cố hiểu điều này: nếu bạn giả vờ yêu thế thì bạn có thể giả vờ hai mươi bốn giờ một ngày, nhưng thế thì nó là giả. Chỉ hoa nhựa mới không phai nhạt, chỉ hoa nhựa mới không chết. Nếu bạn thực sự sống thì bạn sẽ chết nữa; đó là một phần của cuộc sống. Và chẳng có gì sai trong đó cả. Nó trở thành tội lỗi chỉ ...
TÔI LÀ AI ? (2) - Tiếp theo... Tôi (Osho-diễn giả) muốn kể cho bạn một giai thoại. Chuyện xảy ra, và tôi thích nó, và tôi đã kể nó biết bao nhiêu lần, hàng triệu lần, nhưng bất kì khi nào tôi nhớ tới nó thì nó mới mẻ thế và tươi tắn thế. Bồ đề đạt ma tới Trung quốc - con người đem sự trống rỗng của Phật trong tay mình. Bồ đề đạt ma mang tinh hoa Phật giáo sang Trung quốc, để cho hiện tượng vĩ đại nhất xảy ra tại đó. Bởi qua Bồ đề đạt ma, toàn bộ quan điểm của Lão Tử - cách sống của Lão Tử - và chứng ngộ của Phật đã gặp gỡ, và một trong những điều đẹp đẽ nhất đã được sinh ra. Không có gì giống điều đó tồn tại ở bất kì đâu trên thế giới - đó là Thiền. Thiền là sự gặp gỡ, sự đan chéo giữa Phật và Lão Tử. Bồ đề đạt ma là bà đỡ, người mang hạt mầm tới bụng mẹ của Lão Tử. Khi ông ấy tới Trung Quốc, ông ấy đã là một nhà huyền môn rất nổi tiếng, tên tuổi ông ấy đã vang lừng khắp phương Đông. Khi ông ấy tới Trung Quốc, đích thân hoàng đế (Lương Vũ đế) ra đón ông ấy tại biên giới. Hoàng đế hỏi v...

OT/= HỮU DỤNG THÌ SẼ BỊ KHAI THÁC

HỮU DỤNG CỦA TÍNH “KHÔNG THỰC DỤNG” (2) - Tiếp theo và hết. Tất nhiên, Lão Tử là không thực dụng. Nhưng nếu bạn hiểu ông ấy, bạn sẽ thấy rằng ông ấy là người thực tế nhất ở tầng sâu hơn, trong chiều sâu - bởi vì cuộc sống là để tận hưởng và mở hội, cuộc sống không để trở thành một thứ tiện dụng. Cuộc sống giống nhiều với thơ ca hơn là món hàng trong chợ; nó nên giống thơ ca, bài ca, điệu vũ, đoá hoa bên vệ đường, nở hoa chẳng vì ai nói riêng, toả hương thơm của nó theo gió, không địa chỉ nào, không là ai cả nói riêng, chỉ tận hưởng bản thân nó, là bản thân nó. Lão Tử nói: Nếu bạn cố gắng rất láu cá, nếu bạn cố gắng rất hữu dụng, thì bạn sẽ bị sử dụng. Nếu bạn cố gắng rất thực dụng, ở đâu đó chỗ này hay chỗ khác bạn sẽ bị khai thác, bởi vì thế giới không thể bỏ người thực dụng một mình được. Lão Tử nói: Vứt mọi ý tưởng này đi. Nếu bạn muốn là bài thơ, cực lạc, thế thì quên tiện dụng đi. Bạn vẫn còn đúng với bản thân mình. Là bản thân mình. Những người hippy có câu ngạn ngữ: Làm việc của...

VÔ DỤNG

HỮU DỤNG CỦATÍNH “KHÔNG THỰC DỤNG” (1) - Còn tiếp... Lão Tử là không thực dụng. Lão Tử trong thực tế ca ngợi tính không thực dụng. Có một câu chuyện: Lão Tử đi cùng với các đệ tử của mình và họ đến một khu rừng nơi hàng trăm thợ mộc đang chặt cây, bởi vì một cung điện lớn đang được xây dựng. Cho nên cả khu rừng đã gần như bị chặt hết, nhưng mỗi một cây vẫn còn đứng đó, một cây lớn với hàng nghìn cành - lớn đến mức hàng nghìn người có thể ngồi dưới bóng của nó. Lão Tử bảo các đệ tử đi và hỏi tại sao cái cây này lại chưa bị chặt khi cả khu rừng đã bị chặt và đem đi. Các đệ tử đi và họ hỏi các thợ mộc, "Sao các ông không chặt cây này?" Các thợ mộc nói, "Cây này hoàn toàn vô dụng. Ông không thể làm được gì từ nó cả bởi vì mọi cành của nó đều có nhiều đầu mẩu thế trong nó. Chẳng cái gì thẳng cả. Ông không thể nào làm đồ đạc từ nó được. Ông không thể nào dùng nó làm chất đốt bởi vì khói nguy hiểm cho mắt lắm - ông hầu như sẽ bị mù. Cái cây này hoàn toàn vô dụng. Đó là lí do tạ...

OT/=Chào anh. EM MUỐN HỎI VÀI VẤN ĐỀ ạ: Hàng ngày PHẬT VẪN PHẢI DÙNG SUY NGHĨ, Ý NIỆM, LỜI NÓI để thuyết giảng cho người nghe khác nhau... EM MUỐN HỎI LÀ: vậy PHẬT có thể thiền 24/24h... được không anh??

Quên việc lấy Phật khác bên ngoài để tìm hiểu về mặt tri thức tò mò của bạn đi; hãy trực tiếp đối diện với bản thân mình sẽ hữu dụng hơn. Một số điểm tương đồng giữa vị Phật và phàm nhân: Thân thể vật lí và sinh lí như nhau, đói ăn, khát uống, mệt ngủ, nghỉ, đau ốm, mạnh khỏe. Nói năng, thuyết giảng phải qua trung gian của thân thể và tâm trí. Một số điểm khác biệt: Phật sống trong vô trí, phàm nhân sống trong tâm trí. Phật có ý thức xuyên suốt dủ thân thể thức hay ngủ, phàm nhân có ý thức khi thức nhưng vô ý thức khi ngủ. Phật hành xử đáp ứng từ vô trí, phàm nhân hành xử phản ứng từ tâm trí. Bạn hỏi, “Phật có thể thiền 24/24h... được không?” Thiền là trạng thái vô trí, vô niệm, không ý nghĩ... cộng với nhận biết, nếu thiếu vắng nhận biết thì không phải là thiền. Lấy nguyên lí này làm tiêu chí thế thì bạn cũng có thể tự hiểu sao lại phải hỏi điều không cần thiết, “Phật có thể thiền 24/24h... được không?” Khi Phật nói năng, thuyết giảng là trạng thái vô thiền bởi có ý nghĩ để truyền đạt...

NƯỚC MỸ TÀN NHẪN

Hình ảnh
BROWSE Chᴜyện Việt kiềᴜ sɑᴜ 20 năᴍ lậρ nghiệρ ở Mỹ bị ᴛɾục xuấᴛ ʋề Việt Naᴍ Posted on 29 Tháng Mười, 2020 0 Là qᴜản lý củɑ một công ty tại Iɾvine với mức lương $82,000 một năm, là chɑ củɑ hɑi đứɑ bé kháᴜ khỉnh 5 tᴜổi và 2 tᴜổi, là chồng củɑ người vợ đɑng làm việc cho một ngân hàng, và là người đɑng chᴜẩn bị mở một công ty cho ɾiêng mình vào tᴜần tới đây, cᴜộc sống củɑ ɑnh có thể gọi là “thành đạt.” Nhưng. Đùng một cái. ɑnh bị ᴛɾục xᴜất về Việt Nɑm. Anh chết lặng. Vợ ɑnh bàng hoàng. Hɑi đứɑ con ɑnh còn qᴜá nhỏ để hiểᴜ chᴜyện gì đã xảy ɾɑ, ngoài câᴜ hỏi được lặρ đi lặρ lại “Sɑo bɑ không về chở con đi học bơi, học võ, đi ăn?” Anh là L. Hồ, một tɾong khoảng 8,000 người gốc Việt có thể bị ᴛɾục xᴜấᴛ theo chính sách di tɾú cứng ɾắn củɑ chính qᴜyền Donɑld Tɾᴜmρ, nhắm vào di dân có thẻ xɑnh nhưng chưɑ là công dân và từng vi ρhạm lᴜậᴛ ρháρ Mỹ. Anh bị giữ lại khi lên tɾình diện tại Cơ Qᴜɑn Cảnh Sát Di Tɾú ICE (Immigɾɑtion ɑnd Cᴜstoms Enfoɾcement) hôm cᴜối Tháng Bɑ với thông báo: đã có giấy tờ ...